Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm: Thống nhất cao về sự cần thiết đề xuất công nhận Ngày truyền thống của Hội đồng Dân tộc

Phát biểu tại Hội thảo tham vấn ý kiến về Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Dân tộc chiều 12/9, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu rõ, Hội thảo đã thống nhất cao về sự cần thiết phải đề xuất công nhận Ngày truyền thống của Hội đồng Dân tộc. Đồng thời đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc trước mắt hoàn thiện Báo cáo chuyên đề về quá trình xây dựng, phát triển Hội đồng Dân tộc và Hồ sơ đề xuất xác định Ngày truyền thống của Hội đồng Dân tộc, trình xin ý kiến Hội đồng Dân tộc tại Phiên họp toàn thể lần thứ 10 tới đây.

Bộ Nội vụ nói gì về quy định bảo vệ cán bộ 'dám nghĩ, dám làm'

Bộ Nội vụ nhận định việc ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định số 73/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm còn gặp khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 46/54 địa phương ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức dôi dư

Trả lời chất vấn của đại biểu về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện đã có 46/54 địa phương ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức dôi dư.

Còn khó khăn trong thu hút sinh viên xuất sắc và người có tài năng

'So với mong muốn, yêu cầu thu hút sinh viên xuất sắc và người có tài năng vào khu vực công thì nhu cầu rất là lớn nhưng thực tế còn khó khăn' – đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khi trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ Nội vụ: Vẫn khó khi thu hút nhân tài vào hệ thống chính trị

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thẳng thắn nêu khó khăn khi thu hút sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ vào hệ thống chính trị.

Triển khai toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 22-8, phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 1,5 ngày làm việc nghiêm túc, sôi nổi, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, đến thời điểm này, đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của UBTVQH.

Khẩn trương tổng hợp số cán bộ, công chức dôi dư để giải quyết chính sách

Sáng 22/8, trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải quyết chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện chế độ thôi việc do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, được đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề cập, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, các địa phương không tự cân đối ngân sách thì tổng hợp để Bộ báo cáo Chính phủ cấp ngân sách thanh toán kinh phí.

Bộ trưởng Nội vụ: Thu hút người tài vào khu vực công gặp nhiều khó khăn

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc thu hút sinh viên xuất sắc, người có tài năng vào khu vực công còn gặp nhiều khó khăn.

Dôi dư hơn 21.000 cán bộ công chức khi sắp xếp huyện, xã từ 2023-2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, giai đoạn 2023 – 2025, sau sắp xếp sẽ giảm 637 ĐVHC (đơn vị hành chính) huyện, xã; dự kiến số cán bộ, công chức dôi dư là 21.800 người.

Thu hút sinh viên xuất sắc, người có tài năng vào hệ thống chính trị

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ đang tiếp tục tham mưu Thủ tướng Chính phủ thu hút hiệu quả sinh viên xuất sắc, người có tài năng vào hệ thống chính trị

Chính sách cho cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập ra sao?

Bộ Nội vụ đã tham mưu Nghị định số 29 về tinh giản biên chế, theo đó, đến thời điểm này, có 46/54 địa phương ban hành chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức dôi dư.

Bộ trưởng Nội vụ trả lời câu hỏi tiền đâu giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nguồn kinh phí để các địa phương giải quyết chế độ chính sách dôi dư cho 21.800 người sau khi sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 là rất lớn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Đến năm 2030, phải giải quyết xong 21.800 cán bộ, công chức dôi dư

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023- 2025, dự kiến số cán bộ, công chức dôi dư là 21.800 người, trong đó cấp huyện dôi dư khoảng 1.200 người, cấp xã 13.100 người và cán bộ không chuyên trách ở cấp xã 7.500 người.

Bộ trưởng Nội vụ: Dôi dư 21.800 cán bộ, công chức sau sáp nhập huyện, xã

Có 21.800 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách sẽ dôi dư sau khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

21.800 cán bộ, công chức dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025

Sáng 22-8, trả lời chất vấn trong khuôn khổ phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025, dự kiến sẽ có 21.800 cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện, cấp xã.

Việc thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào khu vực công vẫn còn gặp khó khăn

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/8, các đại biểu quan tâm đến giải pháp giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng đầy đủ các chế độ khi thôi việc do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; kết quả của chính sách thu hút sinh viên xuất sắc, người có tài năng vào khu vực công…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói gì về chính sách cho cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ đã tham mưu Nghị định số 29 về tinh giản biên chế, theo đó, đến thời điểm này, có 46/54 địa phương ban hành chính sách để hỗ trợ cán bộ, công chức dôi dư và cán bộ không chuyên trách dôi dư....

Đến 2030, giải quyết dứt đểm 21.800 cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện, xã và cán bộ không chuyên trách

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, giai đoạn 2023-2025, dự kiến sắp xếp lại 47 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.247 đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, dự kiến có 21.800 cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện và cấp xã, cũng như cán bộ không chuyên trách dôi dư, cần giải quyết dứt điểm vào năm 2030.

Các địa phương cần báo cáo, cân đối nguồn kinh phí sắp xếp cán bộ dôi dư

Đối với các địa phương không cân đối được ngân sách sắp xếp cán bộ dôi dư, cần sớm tổng hợp để Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ cấp ngân sách thanh toán nguồn kinh phí giải quyết tinh giản biên chế.

Có không gian rộng hơn cho việc thu hút người tài vào khu vực công

Sáng nay, 22.8, tiếp tục chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 đối với nhóm lĩnh vực thứ hai, gồm các lĩnh vực: tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan từng nhận câu trả lời 'đắng lòng' từ người trồng điều

Bộ trưởng hỏi điều là cây gắn bó bao đời với vùng Bình Phước, tại sao bà con nỡ chặt bỏ để trồng sầu riêng? Bà con nói trồng sầu riêng thu nhập 1 tỷ đồng/hecta, trồng điều thu 35-40 triệu, ông nghĩ chúng tôi nên như thế nào?

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH HÀ GIANG

Ngày 25/7, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Giang 'về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác dân tộc đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2023'.

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH BẮC KẠN

Ngày 23/7, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn 'về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác dân tộc đối với đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2023'.

Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XIX sẽ thảo luận, quyết định 18 nghị quyết

Sáng 11.7, HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Các đại biểu nghe trình bày nhiều báo cáo, thông báo quan trọng

Sáng 11/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Khai mạc kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 11/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc. Các đồng chí: Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình thăm, tặng quà người có công tại Bắc Giang

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, chiều 8/7, tại Bắc Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn ĐBQH tỉnh và lãnh đạo tỉnh đã đến thăm, tặng quà người có công trên địa bàn huyện Lạng Giang.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xúc cử tri huyện Lạng Giang sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Ngày 8/7, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án TAND Tối cao; Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Leo Thị Lịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp xúc cử tri huyện Lạng Giang.

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRƯỚC THÁCH THỨC GIÀ HÓA DÂN SỐ

Xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam, đặt ra nhiều thách thức mới trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Đề cập đến vấn đề này, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục quan tâm đến việc phân tách giới khi già hóa dân số và có những biện pháp cụ thể để đảm bảo bình đẳng giới cho người cao tuổi trong thời gian tới.

KỲ HỌP THỨ 7: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN VÀ MONG ĐỢI CỦA NHÂN DÂN

Sau Sau 27,5 ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi và đầy trách nhiệm, Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV đã chính thức bế mạc, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Trao đổi với Cổng TTĐT Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Kỳ họp đã thành công tốt đẹp, công tác lập pháp đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự mong đợi của Nhân dân trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ưu tiên hàng đầu đảm bảo an toàn cho trẻ em trên không gian mạng

Internet hiện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, kể cả trẻ em với nhiều lợi ích trong học tập và giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng internet cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với trẻ em.

Bắc Giang tuyên dương 2 học sinh đoạt huy chương tại cuộc thi Olympic Vật lý châu Á

Chiều 14/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng 2 học sinh lớp 12 chuyên vật lý, Trường THPT Chuyên Bắc Giang vừa đoạt huy chương tại cuộc thi Olympic Vật lý châu Á năm 2024.

Bắc Giang: Tuyên dương 2 học sinh đoạt huy chương tại cuộc thi Olympic Vật lí châu Á

Chiều 14/6, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tuyên dương, khen thưởng 2 học sinh lớp 12 chuyên Vật lí, Trường THPT Chuyên Bắc Giang vừa đoạt huy chương tại cuộc thi Olympic Vật lí châu Á năm 2024. Đó là em Thân Thế Công giành Huy chương Vàng (HCV) và Trương Phi Hùng giành Huy chương Đồng (HCĐ).

Quốc hội thảo luận ở tổ về một số dự án luật và chương trình mục tiêu quốc gia

Theo Chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 8/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Tư pháp người chưa thanh niên; Luật Công đoàn (sửa đổi) và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

ĐB lo lắng khi lực lượng có chuyên môn, trình độ cao về VH nghệ thuật thưa vắng

ĐBQH lo lắng trước thách thức lớn cho cơ sở đào tạo chuyên sâu về văn hóa nghệ thuật trong nước, khi lực lượng có chuyên môn và trình độ cao đang dần thưa vắng.

1.645 hồ đập thủy lợi xuống cấp, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm có giải pháp

Với khoảng 1.645 hồ đập thủy lợi nhỏ xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp đảm bảo an toàn.

Nhiều giải pháp khắc phục úng ngập đô thị

Trước chất vấn của đại biểu về tình trạng ngập úng ở các đô thị lớn, hai bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng cùng phân tích nguyên nhân và nêu ra nhiều giải pháp khắc phục.

Đâu là giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng nguy hiểm và mất an toàn hồ đập?

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT, trong số 6.750 hồ thủy lợi có hơn 1.000 hồ đã được xây dựng từ lâu, do đó, nguy cơ về an toàn hồ đập là có thực. Việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo cần nguồn lực rất lớn.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đoàn Bắc Giang tham gia thảo luận tại tổ về phát triển KT-XH

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về 3 nội dung gồm: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xúc cử tri thị xã Việt Yên

Chiều 22/4, tại hội trường UBND phường Quảng Minh (Việt Yên), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các đồng chí: Leo Thị Lịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Phạm Văn Thịnh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp đã tiếp xúc cử tri thị xã Việt Yên trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xúc cử tri huyện Hiệp Hòa

Sáng 22/4, thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các đồng chí: Leo Thị Lịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Phạm Văn Thịnh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp đã tiếp xúc với cử tri huyện Hiệp Hòa.

Đánh giá kỹ hơn các chính sách mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

'Trong dự thảo luật xuất hiện những chính sách mới ngoài các chính sách đã trình ở đề nghị xây dựng luật, cần có tổng kết, đánh giá tác động đầy đủ', Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh lưu ý.

KỊP THỜI THÁO GỠ VƯỚNG MẮC VỀ PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUỐC

Sáng 03/4, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì Phiên họp.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC HỘI Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM TIẾP ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN AUSTRALIA TẠI VIỆT NAM

Sáng 28/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm tiếp Ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẮC GIANG TẶNG QUÀ CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH, HỘ NGHÈO VÀ HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tại những nơi đến thăm, các đại biểu Quốc hội đã ân cần thăm hỏi, bày tỏ tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đối với các gia đình chính sách; chúc thầy, trò các nhà trường và nhân dân đón Tết, vui xuân trong không khí vui tươi, đầm ấm, an toàn...

Đoàn đại biểu Quốc hội tặng quà Tết tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn

Ngày 29/1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các đồng chí: Leo Thị Lịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn huyện Sơn Động, Lục Ngạn.

Tham vấn ý kiến về bảo vệ trẻ em trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Ngày 05/01, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chủ trì tổ chức Tọa đàm tham vấn về bảo vệ an toàn trẻ em để góp ý cho dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Quản lý ô nhiễm làng nghề- xây dựng cộng đồng giám sát, tự quản

Chia sẻ tại Hội thảo, 'Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường', Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch nhấn mạnh, làng nghề truyền thống mang đậm văn hóa của người dân. Có những làng nghề mấy trăm năm tuổi, ví dụ như làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang có tuổi đời 300 năm, bún Đa Mai, bánh đa Kế, Bắc Giang có tuổi đời trên 200 năm. Lịch sử làng nghề đi rất sâu, đậm nét trong tâm trí của người dân sống tại làng nghề. . Từ thực tiễn giải quyết bài toán phát triển kinh tế làng nghề và bảo vệ môi trường tại tỉnh Bắc Giang, bà Leo Thị Lịch cho biết: xây dựng cộng đồng giám sát, tự quản, cam kết hương ước làng xóm, địa phương được Bắc Giang áp dụng và làm rất tốt. Ví dụ như bún Đa Mai trước thực trạng ô nhiễm môi trường, thanh tra tỉnh giám sát và yêu cầu, nếu không xử lý được vấn đề ô nhiễm môi trường, thì cả làng phải dừng sản xuất. Sau đó, địa phương đã tìm hướng theo hương ước, quy ước, tổ tự quản.

BẮC GIANG: TIẾP TỤC THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHỤC HỒI KINH TẾ

Chiều 28/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (gọi tắt là NQ số 43) tại Cục Thuế tỉnh. Đồng chí Trần Văn Tuấn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn.

'Xanh hóa' làng nghề để sản phẩm vươn ra thị trường lớn

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch cao với nhiều thị trường có sức tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu, việc ứng dụng thiết bị tiên tiến vào sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường là yếu tố quan trọng các làng nghề cần chú ý thay đổi để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy đối với phát triển làng nghề

Chúng ta cần nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy đối với phát triển làng nghề. Sự đóng góp của làng nghề là rất lớn, nhưng bản thân người dân làng nghề, hộ dân, cơ sở sản xuất ở đó cũng phải thay đổi tư duy, có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.