Cần sự bứt phá để sân khấu tìm được chỗ đứng vững vàng trong đời sống

Sau hai năm 'ngủ đông' bởi đại dịch Covid-19, hoạt động sân khấu trở nên sôi nổi với các liên hoan, hội diễn được tổ chức liên tục. Nhiều đơn vị nghệ thuật đầu tư công phu dựng vở diễn mới, xây dựng kịch mục phong phú nhằm tìm lại khán giả. Dù bức tranh tổng thể có vẻ sôi động nhưng nếu quan sát kỹ, không khó thấy vẫn còn đó những khó khăn tồn đọng bấy lâu chưa được giải quyết, đòi hỏi cần có một sự bứt phá ngoạn mục để sân khấu tìm được chỗ đứng vững vàng trong đời sống hiện nay.

Nửa nhiệm kì ngành VHTTDL: 'Bùng nổ' các liên hoan- nở rộ nhiều tác phẩm nghệ thuật có chất lượng

Sau hai năm ngừng hoạt động do ảnh hưởng dịch bệnh, nghệ thuật sân khấu đã trở lại với sự 'bùng nổ' các liên hoan. Điều đáng ghi nhận là dù tạm xa khán giả một thời gian khá dài, nhưng các nghệ sĩ đã cho thấy sức sáng tạo dồi dào, luôn bám sát cuộc sống đương đại, tạo nên liều vắc-xin tinh thần cho Nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh vừa đẩy lùi.

Nghệ sĩ cần xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt công chúng

Nghệ sĩ là người của công chúng. Những hình ảnh đẹp, việc làm có ý nghĩa của các nghệ sĩ lan tỏa những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, những lời nói, cử chỉ, hành động phản cảm của các nghệ sĩ cũng tạo ra những dư luận và là tấm gương xấu.

Không có kịch bản hay thì không có vở diễn hay

Sân khấu phải diễn tả sinh động mọi niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, đắng cay của con người trong đời sống hiện đại, nhân rộng những điều đẹp đẽ, nhân văn, gạt bớt chướng ngại vật. Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, nhà viết kịch NGUYỄN ĐĂNG CHƯƠNG về hướng phát triển sân khấu truyền thống, trong đó sớm quan tâm đào tạo đội ngũ tác giả kịch bản.

Người làm sân khấu nói lên sự thật mất lòng nhau

Kinhtedothi – Do thiếu hụt nhân lực, một số đơn vị phải đưa diễn viên kịch sang diễn chèo, diễn viên chèo sang diễn cải lương, diễn viên chuyên nghiệp làm công tác tuyên truyền thông tin lưu động. Tình trạng này làm thui chột kỹ năng biểu diễn của diễn viên.

Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật thẳng thắn chỉ ra điểm yếu của sân khấu Việt

Tối 9/2 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải thưởng Sân khấu năm 2022, triển khai công tác năm 2023 khu vực phía Bắc.

Nhật Hóa - 'giọng ca vàng' của nghệ thuật chèo

Là một trong những 'giọng chèo' nổi bật nhất của bộ môn nghệ thuật chèo hiện nay, nghệ sĩ trẻ Nhật Hóa đã sớm khẳng định tài năng của mình tại nhiều cuộc thi. Nhật Hóa tên thật là Phạm Văn Hóa, sinh năm 1990, quê xã Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc. Nhật Hóa đã 'phải lòng' nghệ thuật truyền thống từ khi còn nhỏ, nghe những làn điệu dân ca, vở chèo mà bà và mẹ thường hay mở trên radio. Từ những ấn tượng ban đầu ấy, chàng trai trẻ đã bén duyên với chèo lúc nào không hay. Những làn điệu chèo cứ thế thấm đẫm, nuôi dưỡng tâm hồn anh. Niềm đam mê, tài năng với chèo đã được anh khẳng định trên sân khấu nghệ thuật truyền thống.

Động viên tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong hoạt động nghệ thuật, thể thao

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương đã phối hợp tổ chức động viên 2 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghệ thuật, thể thao.

Hải Dương đoạt 8 huy chương tại Liên hoan Chèo toàn quốc

Kết thúc Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022, tập thể Nhà hát Chèo Hải Dương đoạt 3 huy chương vàng, 5 huy chương bạc.

Vở chèo 'Trọn đời vì nước non' đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022

Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam và các đơn vị liên quan tổ chức từ ngày 12 đến 28-10 tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Khán giả Hà Nam góp phần làm nên thành công của Liên hoan Chèo toàn quốc 2022

Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 đã đi qua 27 vở diễn của 16 đoàn nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Hà Nam là đơn vị đăng cai đã làm tốt vai trò tổ chức của mình, góp phần quan trọng làm nên thành công của Liên hoan. Một trong những ấn tượng đẹp nhất của Liên hoan chính là công tác khán giả trong mỗi buổi diễn. Họ là những người đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những người làm nghệ thuật truyền thống sau nhiều năm cố gắng gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của Chèo trước rất nhiều khó khăn.

Bế mạc Liên hoan Chèo toàn quốc – 2022

Tối 28/10, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức bế mạc Liên hoan Chèo toàn quốc - 2022.

Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 - Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống

Chèo là một di sản văn hóa phi vật thể của người dân Việt Nam. Chèo mang trong mình nhiều giá trị về nghệ thuật, lịch sử và hiện thực. Chèo đã và đang đóng góp có trách nhiệm vào đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà, trở thành món ăn tinh thần của nhân dân. Chính vì thế, để bảo tồn, lưu truyền và phát huy những giá trị đó, Liên hoan Chèo toàn quốc được định kỳ ba năm tổ chức một lần. Đây là hoạt động để Cục Nghệ thuật biểu diễn đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động nghệ thuật chèo, đồng thời xây dựng định hướng phát triển cho các đơn vị nghệ thuật chèo trên toàn quốc trong tương lai.

Hải Dương trình diễn 2 vở được dàn dựng công phu tại Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022

2 vở 'Duyên nợ cùng chèo' và 'Thần tướng Yết Kiêu' đều liên quan đến mảnh đất, con người, truyền thống văn hóa, đấu tranh dựng nước, giữ nước của xứ Đông xưa, Hải Dương nay.

Chèo - nghệ thuật sân khấu truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam

Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

1.250 nghệ sĩ tham gia Liên hoan Chèo toàn quốc

HÀ NAM - Liên hoan Chèo toàn quốc 2022 quy tụ hơn 1.250 nghệ sĩ từ 16 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

Đoàn nghệ thuật Phú Thọ tham gia Liên hoan Chèo toàn quốc

Ngày 9/10 tại Hà Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Chèo toàn quốc 2022. Đoàn nghệ thuật Phú Thọ là một trong 16 đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp tham gia Liên hoan với vở diễn Người kế vị ngai vàng.

Đạo diễn, NSND Trịnh Thúy Mùi chia sẻ bị áp lực khi dựng 'Những vì sao không tắt'

'Những vì sao không tắt' là vở chèo mới được Trung tâm Văn hóa nghệ thuật (Sở VH,TT&DL) dàn dựng chuẩn bị tham gia tại Liên hoan Chèo toàn quốc sắp tới tổ chức tại Hà Nam. Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam được mời đảm nhiệm vai trò đạo diễn. Bà chia sẻ cũng chịu những áp lực nhất định khi nhận kịch bản này vì đây là một đề tài về lịch sử của địa phương, cái khó của người nghệ sỹ khi sân khấu hóa câu chuyện lịch sử phải được những người trong cuộc - những người chứng kiến câu chuyện lịch sử đó họ chấp nhận được, không phản ứng vì bị hình tượng hóa. Trung đội nữ dân quân phòng không Lam Hạ gồm 24 đồng chí cùng đơn vị phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu kiên cường, đánh trả trên 230 trận, nhiều đồng chí đã hy sinh trong đó có 10 nữ dân quân Lam Hạ.

Tổng duyệt vở chèo mới 'Những vì sao không tắt'

Tối 6/10, Sở VH,TT&DL đã tổ chức tổng duyệt vở chèo 'Những vì sao không tắt'. Đây là vở chèo mới được Trung tâm Văn hóa nghệ thuật (Sở VH,TT&DL) chuẩn bị để tham gia Liên hoan Chèo toàn quốc tổ chức tại Hà Nam sắp tới. Tới dự buổi tổng duyệt có đồng chí Nguyễn Anh Chức, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Báo cáo công tác chuẩn bị đăng cai tổ chức Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 tại Hà Nam

Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam – đơn vị đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 12 – 28 /10 tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam. Tham dự Liên hoan có 16 đoàn nghệ thuật các tỉnh, thành, ngành với tổng số 27 vở diễn. Để Liên hoan diễn ra thành công tốt đẹp, chiều 3/10, Ban tổ chức địa phương đăng cai đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo công tác chuẩn bị của các đơn vị liên quan.