Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu là ngày lễ lớn của người Việt

Sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng 'ăn chơi' để bắt tay vào công việc của một năm mới.

Chị sợ những khoảnh khắc chiều cuối năm này. Một mình lẻ loi trong hoa vàng cuối vụ, lênh đênh khắc khoải mong ngóng người về. Đã bao mùa đông qua đi chị vẫn lẻ loi nhìn hoa cải bến sông quê.

Cành mai Tuệ Giác bên sân trước

Lời ngỏ: Cành mai tuệ giác bên sân trước là bài viết ghi lại những cảm nhận của người viết khi đọc lại bài thơ nổi tiếng: Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền sư.

Làng cổ Cao Lũng

Được sông Hoạt và sông Chiếu Bạch bao bọc; đất đai, đồng ruộng, xóm làng thì được bồi đắp phù sa từ 3 con sông: sông Hoạt, sông Tống và sông Chiếu Bạch. Vì vậy mà đồng ruộng ở đây luôn màu mỡ, cây cối tốt tươi, đồng thời Nhân dân ở thôn Cao Lũng, xã Yên Dương (Hà Trung) có đời sống khá bởi chính những dòng sông này cung cấp nguồn thủy sản to lớn.

Khách mời hôm nay: Nghệ nhân nhân dân Lê Văn Kinh – Báu vật nhân văn sống xứ Kinh Kỳ

Xuất thân từ một gia đình nghề thêu truyền thống, Nghệ nhân Nhân dân Lê Văn Kinh là 1 tấm gương sáng trong việc bảo tồn nghề thêu tại cố đô Huế. Tuổi đã cao, ông vẫn luôn trăn trở đề nghề thêu có chỗ đứng tốt hơn trước những thách thức của thị trường hôm nay…

Báu vật trong ngôi chùa cổ ở Lâm Đồng

Phải mất 2 năm các nghệ nhân mới hoàn thiện 3 bức tượng bằng gỗ dâu nguyên khối có tuổi đời hàng ngàn năm. Bộ tượng được ví như báu vật hiếm có, giá trị bậc nhất Việt Nam.

Kiến tạo dấu ấn trong không gian chùa Việt

Ngôi chùa trong tâm thức người Việt không còn xa lạ, bởi đây là địa chỉ để gửi gắm những ước vọng tốt đẹp cho tự thân, rộng hơn là cho mọi người, thế giới.

Tọa đàm về thơ thiền Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán

Nằm trong chuỗi chương trình 'Tuần lễ thơ thiền Việt Nam', sáng 26-3, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán đã diễn ra buổi tọa đàm thơ thiền Việt Nam.

Mùa xuân - mùa thơ

Mỗi năm qua đi, người ta lại có dịp nhìn lại hành trình của thời gian, hành trình đời người. Đã gần một thiên niên kỷ nhưng mỗi khi đọc 'Cáo tật thị chúng' của Mãn Giác thiền sư (1052-1096), ta vẫn thấy như mùa xuân luôn nở nụ cười. Xuân tàn, hoa rụng, chỉ cần trong ta còn một nhành mai thì thi tứ cũng sẽ chảy tràn.

Nghệ nhân Lưu Thanh Hải: Vẽ thư pháp như vẽ nội tâm

Những tác phẩm trong triển lãm thư pháp 'Tâm họa' của nghệ nhân Lưu Thanh Hải chính là những bức vẽ từ nội tâm của người nghệ sĩ.

Mãn Giác

Lương Ngọc An

Để mai vàng mãi là giá trị ngày xuân

Thấy mai vàng nở là thấy xuân về. Nhưng mai vàng đâu chỉ là một nhành mai mà là một kho tàng văn hóa của Việt Nam. Tri thức truyền thống này là một miền công cộng (public domain) bất tận cho công chúng tự do sáng tạo trên cơ sở kế thừa.

Thương sắc mai vàng phương Nam

Miền Bắc thấy Tết qua những cành đào, phương Nam chào Tết với mai vàng rực rỡ. Mỗi vùng, miền yêu thương Tết với những sắc màu riêng đặc trưng, nổi bật mà chỉ chớm thấy thôi lòng người đã nao nao, rộn ràng đến lạ. Mỗi loài hoa mang một ý nghĩa, tình cảm riêng.

Thầy tôi dạy chữ, dạy người

Những sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Huế đã từng được học thầy Nguyễn Đình Thảng, Phó Chủ nhiệm, Bí thư Chi bộ Khoa Ngữ văn, dạy môn Hán văn không ai là không nhớ, không ấn tượng về thầy. Và có lẽ, không ai là không chịu ảnh hưởng ít nhiều của thầy Thảng, thầy dạy tôi những năm 80 của thế kỷ trước. Thầy đã học ở Trung Quốc, ở Đức, sau đó về nước học lớp Văn khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1964 - 1967). Con người thầy hấp thu văn hóa của nhiều nước.

Nghĩ mình hai thứ tóc

Sau một đêm trời đất mưa gió tơi bời, ta thức dậy với ý nghĩ nghe đã quen: Thì ra mình vẫn còn đây, chưa sao cả!

Miên man tháng Chạp

Cuối tháng Chạp, nghe tiếng thời gian đi rất vội. Bỏ lại sau lưng bao lo toan thường nhật, bồi hồi nhớ thời sinh viên theo tiếng còi tàu âm u đi qua những nẻo đường mưa nắng, vượt qua bao ngọn núi con sông về lại quê nhà sau ngày dài xa cách. Rời sân ga xép vắng ngắt, dừng chân bên bến sông quê trong đêm khuya lạnh, tôi chợt nhớ câu thơ của thi sĩ Yến Lan: 'Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng/Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng…'.

Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam?

Để khẳng định Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam, tác giả Thích Mãn Giác cũng cho rằng: 'Điều sai lầm lớn nhất là mỗi khi ta nhắc tới ngài Huệ Năng thì lập tức chúng ta hình dung ngài có hình dáng một cụ Hòa thượng già nua, mường tượng như những hình ảnh ta nhìn thấy trong sách vở Tàu...

Hàng trăm đại biểu dự hội nghị 'Diên Hồng' về văn hóa

Hàng trăm đại biểu tề tựu về hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) hôm nay 24/11 dự hội nghị có tính chất lịch sử. Văn nghệ sỹ kỳ vọng ở Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, một hội nghị 'Diên Hồng' về văn hóa cực kỳ cấp thiết này.

Á hậu Kiều Loan đưa bài thơ của Mãn Giác thiền sư vào nhạc Rap

Bài hát được nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường phổ nhạc dựa trên phần lời được Kiều Loan viết lại từ bài thơ cùng tên của Mãn Giác thiền sư.

Lớp học thư pháp miễn phí tại Tịnh xá Ngọc Cổ

Với mong muốn đưa nghệ thuật thư pháp đến gần hơn với mọi người, tháng 11-2020, anh Trần Ngọc Dũng (85/17 Sư Vạn Hạnh, phường Hội Thương, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã mở lớp dạy thư pháp miễn phí tại Tịnh xá Ngọc Cổ (phường Yên Thế).

Mùa xuân trong thi ca Việt

Từ xưa đến nay, trong bốn mùa của năm, mùa xuân có lẽ vẫn là mùa được thi ca nghệ thuật ưu ái hơn cả, trở thành nguồn đề tài bất tận cho những người nghệ sĩ ở mọi quốc gia, dân tộc. So với mùa hè và mùa đông, thời tiết của mùa xuân thân thiện hơn, không quá nóng không quá lạnh mà vừa đủ ấm áp.

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Lễ cung rước và an vị tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Đại lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn với sự kiện cung rước, chiêm bái và an vị tượng Phật hoàng là dịp người Việt trong và ngoài nước tri ân công lao và sự nghiệp vĩ đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Thử nhận diện thiền trong thơ Việt Nam đương đại

Thơ Thiền vốn có truyền thống lâu đời trong Văn học Việt Nam, từ thời Lý Trần, khi Phật giáo hưng thịnh với những tác giả tiêu biểu như Mãn Giác, Vạn Hạnh, Trần Nhân Tông, Huyền Quang… Mặc dù có những thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng nhìn chung thơ Thiền vẫn luôn luôn được duy trì và phát triển.

Nguyễn Trương Quý: Tháng Bảy và một suy tư về nhân sinh

Với người Việt, bệnh tật và tuổi già đôi khi là một trải nghiệm. Người Việt chuẩn bị cho những nấc bậc trên con đường cuộc đời tương đối rành mạch. Sự đối diện với các mối đe dọa sức khỏe của người Việt vừa thực tế, vừa thấm một tinh thần lạc quan.