Sẽ xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực tư pháp

Sáng nay, 15.8, trả lời chất vấn về việc thu hút người làm công tác giám định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, để thu hút người làm cán bộ giám định tư pháp rất khó, vì đây là nghề đòi hỏi phải có chuyên môn. Mặt khác, kinh phí chi cho giám định viên chưa tương xứng, làm việc 8 tiếng chỉ được 180 nghìn đồng/người, từ năm 2017 đến nay chưa cải thiện được.

Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý: Nỗ lực hơn nữa để xứng tầm với vị thế mới

Cách đây 40 năm (ngày 4/8/1983), Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý nay là Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp được thành lập. Nhân dịp này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về dẫn độ

Việc xây dựng Luật Dẫn độ là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoàn thiện pháp luật tương trợ tư pháp (TTTP), về cải cách tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Báo chí cách mạng trong sự nghiệp đổi mới

Báo chí là bộ phận khăng khít trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, báo chí tiếp tục là đội quân chủ lực trong việc định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo.

Thực hiện Quy định số 183-QĐ/ TW, ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, ngày 14/6/2013, Tỉnh ủy Ninh Bình ban hành Quyết định số 984-QĐ/TU về việc thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy và ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Tỉnh ủy. Sau 10 năm kể từ khi thành lập, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Nội chính Trung ương, của Tỉnh ủy, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, địa phương, cán bộ, công chức Ban Nội chính Tỉnh ủy đã luôn nỗ lực phấn đấu là người 'Trung thành, liêm chính, bản lĩnh, tận tụy, sáng tạo', hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Nội chính cả nước nói chung, sự phát triển của tỉnh nói riêng.

Vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết số 01/2018 về tha tù trước thời hạn có điều kiện

Quá trình tổ chức thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể còn nảy sinh những vướng mắc, nhận thức chưa thống nhất giữa các cơ quan tư pháp trong việc thực thi quy định pháp luật về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong phạm vi bài viết cá nhân đề cấp đến vướng mắc và quan điểm trong việc thực hiện khoản 7 Điều 2 Nghị quyết số 01/2018.

Ngành Thi hành án Quân đội 30 năm xây dựng và phát triển

Ngành Thi hành án quân đội 30 năm xây dựng và phát triển đã góp phần quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự toàn quốc và xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Cải cách tư pháp - nhìn từ những phiên tòa rút kinh nghiệm

Đầu năm 2023 đến nay, Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công 2 phiên tòa rút kinh nghiệm cấp tỉnh theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh. Đây được xem là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự

Thực tiễn tại VKSQS Quân khu 2 nhận thấy, mặc dù nội dung ứng dụng CNTT là vấn đề mới nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động chuyên môn Ngành kiểm sát nói chung, trong đó có hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự, bước đầu nhận thấy mang lại hiệu quả rất tích cực.

Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Kạn- Chặng đường 10 năm hình thành, phát triển

BBK -Thực hiện Kết luận tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), ngày 16/5/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1277-QĐ/TU về việc thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ngày 31/7/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/8/2013.

Xây dựng đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Những năm qua, đội ngũ luật sư (LS) và các tổ chức hành nghề LS trên địa bàn tỉnh Long An không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tích cực tham gia vào việc tư vấn, tuyên truyền pháp luật và quá trình tố tụng. Từ hoạt động hành nghề LS góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách tư pháp (CCTP), cải cách hành chính, bảo đảm tình hình an ninh, trật tự và phát triển KT-XH của tỉnh.

Khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan trọng yếu của chính quyền

Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển (17-5-1983 - 17-5-2023), Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới tích cực, không ngừng lớn mạnh về tổ chức bộ máy cán bộ, chất lượng, hiệu quả hoạt động. Công tác tư pháp ngày càng được nâng cao, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.

Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động Bổ trợ tư pháp

Những năm qua, hoạt động bổ trợ tư pháp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều hoạt động có tính đột phá nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, trong đó, công chứng, luật sư, giám định tư pháp và thừa phát lại là những lĩnh vực hoạt động có vai trò hỗ trợ đắc lực cho hệ thống tư pháp.

Khai trương Văn phòng công chứng Hoàng Vũ Dũng

Ngày 6-5, tại thị trấn Hậu Lộc (huyện Hậu Lộc), Văn phòng công chứng Hoàng Vũ Dũng đã khai trương và đi vào hoạt động. Đây là văn phòng công chứng thứ 2 trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử

TAND huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã quán triệt và thực hiện việc đổi mới tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, việc tranh tụng tại phiên tòa luôn được chú trọng, qua đó nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp trong Quân đội

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đẩy mạnh thực hiện công tác tư pháp và cải cách tư pháp, với nhiều giải pháp đồng bộ, bước đi phù hợp, bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực.

Giám sát oan sai - Bảo vệ công lý và quyền con người - Bài 4: 'Sợi chỉ đỏ' phòng chống oan sai

Từ nhiều năm nay, phòng, chống oan sai là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong công tác tư pháp được nêu rõ trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Quán triệt chủ trương này, các cơ quan tố tụng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tình trạng oan sai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.

Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND tỉnh Tiền Giang): Đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Liên tiếp trong nhiều năm, tập thể Tòa Gia đình và người chưa thành niên (NCTN), TAND tỉnh Tiền Giang luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tích chung của TAND tỉnh Tiền Giang.

TAND huyện Yên Định chú trọng công tác hòa giải

Công tác đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình luôn được TAND huyện Yên Định (Thanh Hóa) chú trọng thực hiện và đạt hiệu quả cao. Nhờ đó, các vụ việc được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, giảm số vụ án phải đưa ra xét xử, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.

TAND huyện Đầm Dơi (Cà Mau): Không ngừng nâng cao chất lượng xét xử

Với việc thường xuyên bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của TANDTC và TAND tỉnh Cà Mau, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức và người lao động, năm 2022, TAND huyện Đầm Dơi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vinh dự được nhận Cờ thi đua Tòa án nhân dân.

Tòa án quân sự Quân khu 7: Coi trọng chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và thi hành án hình sự

Những năm qua, với việc tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và công tác thi hành án hình sự, Tòa án quân sự Quân khu 7 (TAQSQK7) đã góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự công bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

Xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp

PGS.TS. Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đề cập nội dung trên, khi đưa ra những kiến nghị nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

Chánh án người H're vận dụng hiệu quả Trợ lý ảo với công nghệ 4.0

Trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp, TAND huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, dù thiếu thốn về cơ sở vật chất, hạ tầng xuống cấp, công nghệ thông tin còn hạn chế.

Nam Định: Kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh

Ban Chỉ đạo vừa có nhiệm vụ tham mưu vừa có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra công tác cải cách tư pháp ở địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

Ngày 22/3, TAND TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và giới thiệu nội dung cuốn sách 'Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong 5 năm tòa án các cấp đã giải quyết được 2.427.859 vụ án

Từ năm 2018 đến nay, tòa án các cấp đã giải quyết được 2.427.859 vụ án các loại trong tổng số 2.490.699 vụ án đã thụ lý. Mặc dù số lượng vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều nhưng hầu hết đều được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật.

Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử

Ngày 26/2, tại Hội nghị triển khai công tác cải cách tư pháp, TANDTC tổng kết việc thực hiện 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử của TAND qua 5 năm triển khai, đồng thời đề ra các giải pháp cần tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Đẩy mạnh cải cách tư pháp góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Những giải pháp đẩy mạnh cải cách tư pháp sẽ góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tư pháp vì dân, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Kết hợp hài hòa giữa luật pháp và luật tục thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

Thực hiện đổi mới, cải cách tư pháp, kết hợp hài hòa giữa luật pháp với luật tục và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường vai trò tự quản của Nhân dân. Bài viết phân tích những chủ trương, chính sách mà Đảng, Nhà nước ban hành cũng như việc thể chế hóa các văn bản trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục phát huy vai trò Tổ hòa giải ở cơ sở, phát huy vai trò tự quản của Nhân dân.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới

Trong hơn 35 năm qua, cùng với quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đã có nhiều đổi mới, tiến bộ rõ rệt. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã trở thành một nội dung trọng tâm của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cùng với việc nội luật hóa, các công cụ pháp lý quốc tế mà Việt Nam tham gia, hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế.

Kiểm soát quyền lực góp phần phòng-chống tham nhũng, tiêu cực

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) 2 cấp trong tỉnh Gia Lai đã nỗ lực hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp để góp phần đấu tranh phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Hủy phán quyết trọng tài thương mại thiếu sự rõ ràng

Một trong những bất cập và được quan tâm nhất của Luật Trọng tài Thương mại là việc hủy phán quyết của trọng tài. Do đó, các chuyên gia cho rằng đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ.

Phê duyệt đề án tiếp tục xây dựng hai trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký quyết định phê duyệt Đề án tổng thể 'Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật'.

Kỳ 1: Hòa giải ở cơ sở ngày càng được quan tâm

Hòa giải ở cơ sở góp phần quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự; duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, ổn định tình hình an ninh trật tự (ANTT), nâng cao ý thức chấp hành, hạn chế đơn thư khiếu kiện.

Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chiều 12/7, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Các đồng chí: Phương Thị Thanh- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo CCTP tỉnh; Lường Đức Thắng- Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo CCTP tỉnh đồng chủ trì. Cùng dự có đồng chí Đinh Quang Tuyên- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Cần ban hành chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển là xu hướng tất yếu, khách quan, đáp ứng đòi hỏi của thời kì Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh tình hình trên thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh, phức tạp, đất nước ta đứng trước vận hội và cả những thách thức không nhỏ, đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật

Sáng 13-5, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo (BCĐ) Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì Phiên họp thứ nhất của BCĐ năm 2022. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Ngành Kiểm sát đẩy mạnh cải cách tư pháp

Nhận thức rõ mục tiêu và tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách tư pháp (CCTP) theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, thời gian qua, ngành Kiểm sát tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai chủ trương của Đảng về CCTP. Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp chuyển biến tích cực. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được nâng lên. Chất lượng, hiệu quả các khâu công tác kiểm sát đều đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội, ngành đề ra.