Làng Hội Hiền trên đất Tây Hồ

Từ thế kỷ XIV, trên đất Hội Hiền ngày nay đã có người tụ cư. Trải qua thời gian, làng Hội Hiền ngày càng phát triển. Theo sách Lịch sử xã Tây Hồ (NXB Thanh Hóa, 2018), vào năm 1337, có bốn quân nhân nhà Trần, đứng đầu là ông Đinh Thời Dĩnh người trấn Sơn Nam và 3 người khác sau khi thắng giặc Chiêm Thành ở phía Nam, đã dừng chân ở vùng đất Tây Hồ ngày nay. Nhận thấy đây là vùng đất đẹp, lại có một dòng kênh lớn chảy qua, người trong vùng gọi là Thủy Trạch, đất đai màu mỡ, tiện lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, ông Đinh Thời Dĩnh bàn với ba người cùng ở lại cư trú. Rồi họ rủ được một số người quanh vùng cùng đến khai hoang lập nghiệp, 12 gia đình tụ lại sinh sống bên dòng Thủy Trạch và đặt tên nơi này là làng Biên.

Dấu xưa kinh thành Vạn Lại - Yên Trường

Nếu như Lam Kinh là 'kinh đô tâm linh' của các vị vua nhà Lê thì trước đó Vạn Lại là phên dậu của hương Lam Sơn, nơi tập trung nhân tài vật lực phục vụ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi và sau này lại là 'kinh thành kháng chiến' trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê.

Gốm Tam Thọ - vàng son một thuở

Có niên đại hàng nghìn năm, từ lâu gốm Tam Thọ đã nổi danh khắp vùng. Những dấu tích để lại tại khu vực lò gốm trên vùng đất Đông Vinh (TP Thanh Hóa) cho thấy suốt những thế kỷ đầu công nguyên nơi đây đã hình thành một làng nghề với hoạt động sản xuất gốm vô cùng sôi động.

Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị đình làng ở Hậu Lộc

Bảo tồn, phát huy giá trị đình làng được xác định vừa là trách nhiệm, vừa là giải pháp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, nhằm góp phần xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

Nhà thơ Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát

Đi ngược lại với nhiều nhà thơ trẻ đương đại, Trương Xuân Thiên (sinh năm 1979) vẫn say đắm, mặn mà, tìm về các thể thơ truyền thống và gặt hái được không ít thành tựu.

Trên đất Kẻ Cuội

Đến nay hầu hết người dân ở thôn Nhân Hòa, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) đều không hiểu tại sao tên làng lại thay đổi từ Nhân Cõi khu đến Kẻ Cuội rồi Nhân Vực. Đã thế sau này lại còn cụ thể hơn là Cuội trên. Chỉ biết đến ngày nay câu ca 'Khoai làng Vĩnh, lúa làng Cuội' được dân gian lưu truyền đã khẳng định đây là vùng đất trù phú phát triển nghề nông.

Lễ giỗ chung ở thôn Trung Lập

Hơn 70 năm qua, cứ đến ngày 21/11 âm lịch, 27 hộ gia đình trong thôn Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đều tổ chức giỗ cùng ngày. 'Đó là quá khứ đau buồn nhất của cả làng', ông Đỗ Huy Nhất, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Trung Lập 2, cho biết.

Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (Thanh Hóa): Giờ chỉ còn là phế tích!

Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường (hay còn gọi là kinh đô Nam triều) thuộc địa phận hai xã Thuận Minh và Thọ Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), có vai trò quan trọng là căn cứ địa để nhà Lê bắt đầu sự nghiệp trung hưng đất nước, là kinh đô kháng chiến chống nhà Mạc.

Người làm xuất bản Việt có thu nhập bình quân 9,6 triệu/tháng

Lương bình quân của nhân sự tại 57 NXB là 9,6 triệu đồng/tháng, song có sự chênh lệch lớn trong mức thu nhập bình quân này giữa nhân sự các đơn vị.

Làng cổ Phong Lai

Thành lập ban điều hành rồi biên soạn, đóng góp kinh phí xuất bản cuốn sách về làng mình. Một trong số ít làng ở Thanh Hóa làm được ấy là Phong Lai, xã Xuân Lai (Thọ Xuân). Cuốn sách 'Làng Phong Lai xưa và nay' (NXB Thanh Hóa, 2022) dày 200 trang đã dựng lại một bức tranh khá toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của làng từ quá khứ đến hiện tại.

Choáng ngợp xứ Thanh

Tôi phải cảm ơn nhà thơ Lê Tuấn Lộc và Chi hội Văn học công nhân Hội Nhà văn Việt Nam đã cho tôi cơ hội cùng đoàn nhà văn gốc xứ Thanh ở Hà Nội tham gia chương trình 'Về nguồn'.

Ngày 18-1, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ TT-TT, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản (NXB) năm 2023, nhằm đánh giá việc thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cơ quan chủ quản đối với hoạt động của NXB trong năm 2023.

Ai về nghe giọng làng tôi

Nhắc đến đất Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) là nhắc đến một thứ thổ ngữ vô cùng độc đáo với cách phát âm đặc sắc. Chính vì thế, 'đi đâu thì đi, nhưng về đến cổng làng là phải nói tiếng làng mình', ông Lưu Văn Bình, Trưởng ban văn hóa làng Sanh, xã Vĩnh Thịnh nói với chúng tôi.

Về Xuân Sinh nghe chuyện các vị vua thời Lê Trung hưng

Trên vùng đất 'địa linh nhân kiệt' và 'thang mộc' của 2 vương triều Tiền Lê, Hậu Lê, không chỉ có đền thờ Lê Hoàn, có kinh đô tưởng niệm Lam Kinh, mà còn có kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường nơi hào kiệt bốn phương trông về với lòng ngưỡng mộ và mong muốn giương cao ngọn cờ trung hưng, phù Lê, chống Mạc. Ở đó, mỗi di tích chứa đựng cả hàng trăm câu chuyện, hàng nghìn hiện vật.

Một hồn thơ giàu tâm cảm

Người ta ở đời không ai có thể vượt ra ngoài hai chiều của một mặt phẳng: không gian và thời gian. Vũ Duy Hòa trong sinh mệnh của mình cũng là một con người như thế. Mượn thơ để lưu tồn và trú ẩn trên hai chiều mặt phẳng ấy là điều có thật trong tập thơ 'Chiều nghiêng' của anh. Cuộc sống cùng những va đập của nó luôn là cảm hứng cho thơ khởi phát nơi tâm hồn người viết. Và đến lượt mình, Vũ Duy Hòa đã ấn định ngày cho 'đứa con tinh thần' ra đời với tựa đề đầy sức gợi - 'Chiều nghiêng'.

Nguyễn Văn Hồ: Người con của vùng quê cách mạng

Sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, lại là con của gia đình nhà Nho yêu nước, ông Nguyễn Văn Hồ (1908-1984) người làng Phong Cốc, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Xuân Minh, Thọ Xuân) đã sớm được đến trường học chữ Hán. Tham gia cách mạng khi vừa tròn 18 tuổi, 3 lần bị địch bắt giam, nhưng ông vẫn một lòng trung kiên với cách mạng, với Đảng, với Nhân dân.

'Không tự cải tạo mình, không tự nâng cao mình thì không thể được'

66 năm trước, vào tháng 9 năm 1957, trong 'Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc', Bác Hồ nhắn nhủ: 'Muốn cải tạo xã hội mà đảng viên không tự cải tạo mình, không tự nâng cao mình thì không thể được'. Lời Người, thêm một lần nhắc nhở và yêu cầu mỗi đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức, phẩm chất, năng lực công tác, cho đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự.

Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh và mối duyên với tiểu thuyết

Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh nói vui rằng: 'Văn chương cũng như cuộc đời tôi. Tổng kết lại là 3 giai đoạn sáng tác. Thời kỳ đầu tôi chỉ đi viết ký, 'trung kỳ' viết truyện ngắn và cuối kỳ là tiểu thuyết'. Suốt 4 năm nay, chị khép lại tất cả mọi cuộc gặp gỡ, thăm hỏi để dồn tâm trí viết tiểu thuyết. 4 năm, 6 cuốn tiểu thuyết ra đời, thật khó ai có thể làm được.

Thái tể Lê Thì Hiến: Danh tướng xứ Thanh 'đánh Nam, dẹp Bắc'

Sinh ra trong gia đình danh giá ở xã Phú Hào, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên - nay là làng Phú Hào, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), Thái tể Lê Thì Hiến là danh tướng được lịch sử ghi nhận bởi tài năng cầm quân đánh trận. Cuộc đời binh nghiệp của ông trải qua nhiều trận chiến ác liệt 'đánh Nam, dẹp Bắc' với những công trạng vẻ vang.

Hè năm Mão, đọc sách mèo

Chào hè 2023, NXB Trẻ phát hành nhiều sách dành cho thiếu nhi trong đó có các tác phẩm về loài mèo như Mèo con đếm tuổi (thơ Thụy Anh); bộ sách giới thiệu các trò chơi dân gian Truyện dài kỳ về mèo với 2 cuốn đầu tiên ra lò: Bịt mắt bắt mèo và Mèo đuổi chuột…

Sông Mã - dòng sông văn hóa, tâm linh

Từ những vận động địa chất đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên để ta có một Mã giang cảnh sắc hữu tình như đã có hôm nay. Và trên hành trình kiến tạo ấy, các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng nhau dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông.

Cầu Hàm Rồng - 'Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên'

Nhắc đến địa danh Hàm Rồng, người ta không chỉ nhớ đến một vùng đất nhiều trầm tích văn hóa, mà ở đó còn có sự kiện quân và dân Hàm Rồng - Nam Ngạn đã chiến thắng không quân Mỹ làm rúng động thế giới vào những ngày đầu tháng 4-1965.

Lễ hội xứ Thanh trên hành trình di sản...

Lễ hội là một phần ảnh xạ, chứa đựng những thông điệp về bản sắc văn hóa. Xứ Thanh - vùng đất 'địa linh nhân kiệt', phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là 'cái nôi' của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trong niềm vinh dự và tự hào ấy, mỗi thế hệ người dân xứ Thanh càng phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương.

Đọc 'Lục bát tình thơ'

Họa sĩ - nhà thơ Đăng Sương, người con của xứ Thanh, vùng Ngã ba đầu, nơi hợp lưu của sông Chu và sông Mã. Sinh ra và lớn lên trên một vùng quê cẩm tú, giàu truyền thống văn hóa, tâm hồn anh luôn đầy ứ niềm xúc cảm với thơ ca, nhạc họa. Tập thơ 'Lục bát tình thơ' (NXB Thanh Hóa, 2020) là sự trở về với bờ tre, mái rạ quê hương, cha mẹ, bạn bè, người thân yêu... tiếng tơ lòng thao thiết.

Bà chúa Trầm - người phụ nữ gắn liền với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn

Vương triều Lê tồn tại 361 năm, từ tay không mà vùng dậy, gian khổ 10 năm, có lúc chỉ còn vài trăm quân mà vẫn bền gan chiến đấu cho đến khi toàn thắng là bởi 'Lê Lợi đánh giặc chỉ có dân' (lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn với Tỉnh ủy và Nhân dân Thanh Hóa, tháng 4-1977). Trong đó, không thể không kể tới công lao của những người phụ nữ góp phần vào sự nghiệp chiến đấu và gây dựng cơ đồ nhà hậu Lê.

Với nhà thơ 'trẻ' Nguyễn Thanh Xuyết

Lần đầu tiên có thơ được đăng trên Văn nghệ giải phóng vào năm 1976, khi ấy ông vừa tròn 21 tuổi. Và sau gần 45 năm, người ta mới thấy ông làm đơn xin vào Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Ông là nhà thơ Nguyễn Thanh Xuyết.

Đọc tập nghiên cứu, phê bình 'Văn nghệ xứ Thanh, đổi mới và tiếp cận' của tác giả Lê Xuân Soan: Phác thảo diện mạo văn học nghệ thuật xứ Thanh

Với kinh nghiệm hàng chục năm viết giáo trình, sách tham khảo cho các bậc phổ thông, nhà lý luận phê bình, nhà giáo Lê Xuân Soan (hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa) là một trong những cây viết bền bỉ, sung sức, kiến thức văn rộng, có xu hướng, có giọng điệu riêng. Qua mỗi trang viết 'Văn nghệ xứ Thanh, đổi mới và tiếp cận' (2022, NXB Thanh Hóa), người đọc cảm nhận rất rõ tâm huyết, sự nhẫn nại, tỉ mỉ, công phu của tác giả. Lê Xuân Soan như 'con ong cần mẫn', gom nhặt từng dữ liệu, sự kiện, tác giả - tác phẩm mà phác thảo nên diện mạo, đời sống phong phú, sôi động của VHNT Thanh Hóa.

Góp ý tác phẩm 'Mạch đất hồn trống đồng' của Nguyễn Minh Khiêm

Chiều 10-11, NXB Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị góp ý bản thảo sách Trường ca 'Mạch đất hồn trống đồng' của tác giả Nguyễn Minh Khiêm. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh và các nhà thơ.

Cuốn sách tôi chọn: Tinh hoa văn hóa xứ Thanh - ấn phẩm đạt giải B Giải thưởng Sách quốc gia 2021

Giải thưởng Sách quốc gia là giải thưởng được tổ chức hằng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ, nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc.

Cuốn sách tôi chọn: Thúc ước Thanh Hóa - Nơi lưu giữ những nét văn hóa của làng xã xứ Thanh

Với nền văn minh lúa nước có tự lâu đời, đời sống của người dân đất nước ta từ xa xưa đã luôn gắn bó với làng xã. Chính vì vậy mà cho đến nay chúng ta vẫn còn lưu giữ được rất nhiều các văn bản ghi lại về qui ước riêng, lệ riêng của các làng, xã và một trong số đó có 'Văn thúc ước'.

Cuốn sách tôi chọn: Thanh Hóa kỷ thắng và Thanh Hóa quan phong - tư liệu quý về đất và người Thanh Hóa

'Đọc sách của Vương Duy Trinh biên soạn như được mở mang tầm mắt, bỗng thấy mình như được băng qua muôn ngọn núi cao, hàng vạn hang động. Danh thắng núi sông gắn kết người và vật, nơi ấy là nơi tiếng tăm lừng lẫy' - đó là lời cảm thán mà quan đốc học tỉnh Ninh Bình - Tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền đã thốt lên khi đọc hai cuốn sách 'Thanh Hóa kỷ thắng' và 'Thanh Hóa quan phong'.

'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' - 'Bữa tiệc' của tri thức, giác quan

Văn hóa ẩm thực xứ Thanh uống chung mạch nguồn văn hóa ẩm thực của dân tộc, được duy trì, tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: Yếu tố truyền thống và yếu tố địa tự nhiên lịch sử, chính trị, văn hóa'. Ẩm thực xứ Thanh vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân nơi đây. Đó là nội dung, thông điệp mà tác giả Nguyễn Hữu Ngôn muốn truyền tải, lan tỏa tới độc giả qua cuốn sách 'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' (NXB Thanh Hóa năm 2021).

Chấn hưng văn hóa đọc

Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, từ năm 2022 Thủ tướng Chính phủ thống nhất lấy ngày 21-4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay cho Ngày sách Việt Nam trước đây. Việc thay đổi tên gọi nhằm nâng tầm, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, đưa việc đọc sách dần trở lại trong đời sống.