PCI: Chỉ số đóng góp đáng kể vào cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam

Sáng nay 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2023. Gần 20 năm qua, Chỉ số PCI vẫn luôn được đón nhận, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng chia sẻ, đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương. Qua đó, đóng góp đáng kể vào việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Các trung tâm kinh tế lớn tụt hạng trong chỉ số PCI

Ngày 11-4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022. Thay vì xếp hạng 63 tỉnh, thành phố, PCI năm 2022 chỉ điểm danh 30 địa phương có điểm số PCI tốt nhất. Theo đó, chất lượng điều hành cấp tỉnh tiếp tục có sự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, theo cảm nhận của doanh nghiệp (DN) vẫn còn nhiều phiền hà trong thực thi các lĩnh vực thủ tục hành chính, chất lượng thực thi chính sách ở cơ sở chưa cao.

Nhìn vào PCI 2022 để nỗ lực cải thiện tình hình

Quảng Ninh lần thứ 6 liên tiếp giữ ngôi đầu bảng xếp hạng PCI, trong khi đó tỉnh Bắc Giang bứt phá ngoạn mục, vươn lên vị trí thứ 2

Công bố PCI 2022: Bắc Giang bứt phá ngoạn mục, Hà Nội tụt hạng sâu

Tỉnh Bắc Giang đã thay đổi vị trí trên bảng xếp hạng PCI 2022 nhờ nhiều giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong khi Hà Nội và TP HCM đều tụt hạng

Đại biểu HĐND Quảng Nam chất vấn: 'Tại sao càng cải cách thì hiện tượng nhũng nhiễu càng phổ biến?'

Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam khóa X, đại biểu đặt câu hỏi về chỉ số PCI tỉnh Quảng Nam tụt hạng 2 năm liên tiếp, tình trạng nhũng nhiễu trong giải quyết hành chính còn phổ biến.

Không phải Quảng Ninh hay Hải Phòng, một tỉnh miền Tây 14 năm liên tiếp luôn nằm trong top 5 địa phương có năng lực cạnh tranh cao nhất cả nước

Theo Báo cáo PCI 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của Đồng Tháp xếp thứ 3 cả nước và tiếp tục đứng đầu các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Giám đốc VCCI Đà Nẵng 'trải lòng' về xếp hạng năng lực cạnh tranh PCI 2021 của thành phố

Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được công bố, Đà Nẵng đã có bước tiến so với những năm trước. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn mong muốn chính quyền TP cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn.

PCI 2021: Góc nhìn từ phía cuối bảng

Bản chất của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là tiếng nói của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh gửi tới chính quyền địa phương.

'Không có quyền thay đổi thể chế nhưng có thể minh bạch thể chế'

Tăng 24 bậc, đứng thứ 5 trong Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021, song trong 10 chỉ số thành phần thì chỉ số minh bạch của Vĩnh Phúc giảm điểm. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, đây là chỉ số mà Vĩnh Phúc sẽ đặc biệt quan tâm, bởi 'địa phương cấp tỉnh, tuy không có quyền thay đổi thể chế nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được việc minh bạch thể chế…'

Đà Nẵng đứng đầu Duyên hải miền Trung về chỉ số PCI

Thành phố Đà Nẵng tiếp tục nằm trong Top đầu của cả nước về chỉ số PCI, đứng đầu khu vực duyên hải miền Trung.

Hà Nội trong Top 10 bảng xếp hạng PCI

Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021).

Chỉ số PCI Quảng Ngãi đứng thứ 45/63 tỉnh, thành phố

Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021.

PCI 2021: Quảng Ninh lần thứ 5 liên tiếp quán quân

Quảng Ninh dẫn dầu PCI 2021 với số điểm 73,02. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh đứng đầu về Chỉ số PCI. Đây cùng là địa phương duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế 'Rất tốt'

Lào Cai xếp thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) công bố báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021.

Nhiều doanh nghiệp than phiền về thủ tục hành chính liên quan đến thuế và đất đai

Ngày 27-4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021.

Quảng Ninh lần thứ 5 dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021. Đáng chú ý, 2 thành phố trực thuộc Trung ương không góp mặt trong Top 10 bảng xếp hạng.

Vượt qua COVID-19, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hải Phòng, Đồng Tháp ganh đua thứ hạng nhì, ba với điểm số sát nút, thể hiện nỗ lực của tỉnh nhà vượt qua khó khăn do COVID-19 gây ra.

Quảng Ninh hay tỉnh nào lên ngôi tại PCI 2021; Bạc Liêu, Kiên Giang còn cuối bảng?

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ công Công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2021 vào ngày 27/4 tại Hà Nội.

Gia tăng giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh

Năm 2021, tỉnh ta đạt nhiều chuyển biến tích cực trong cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (chỉ số PCI, đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh cho khối khu vực tư nhân). Đáng kể, so với năm trước một số chỉ số thành phần quan trọng của PCI 2020 tăng hạng như chỉ số Tiếp cận đất đai tăng 21 bậc, chỉ số Cạnh tranh bình đẳng tăng 20 bậc, chỉ số Chi phí không chính thức tăng 4 bậc... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Chính trị - Xã hội Cải cách hành chính Sở Khoa học và Công nghệ, huyện Phú Lộc dẫn đầu bảng chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh năm 2021

Sáng 6/1, UBND tỉnh tổ chức công bố kết quả khảo sát chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021. Sở Khoa học và công nghệ là đơn vị dẫn đầu nhóm các sở, ban ngành với 66,26 điểm; UBND huyện Phú Lộc dẫn đầu nhóm các địa phương với 64,22 điểm.

Mở thị trường vốn cho doanh nghiệp SME và startup

Với doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt, giải quyết vấn đề vốn không khó, nhưng doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp mà triển vọng phát triển còn chưa thực sự rõ ràng thì không dễ. Một 'sân chơi' riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp yếu thế huy động vốn là điều cần làm.SME hay các startsup đều có những đặc tính cố hữu như tính dễ tổn thương, dễ thất bại, rủi ro cao, thiếu thốn tài sản hữu hình làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, khả năng công bố thông tin kém, mô hình quản trị doanh nghiệp chưa định hình. Chính những đặc tính này khiến cho việc huy động vốn, đặc biệt là vốn trung, dài hạn của các doanh nghiệp này trở nên 'khó trăm bề'.

Nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Kết quả Chỉ số tiếp cận đất đai trong Bộ Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm thấp của cả nước, đặc biệt là 5 chỉ số thành phần có xu hướng giảm điểm so với năm 2019. Chính vì thế, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về đất đai.

Quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Dương Văn Ngoảnh - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Suy ngẫm từ những con số

Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2020 vừa được công bố cho thấy, mặc dù là năm đầu tiên triển khai nhưng lại diễn ra trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên kết quả khảo sát, đánh giá cũng đã thể hiện được bức tranh khá đầy đủ về môi trường kinh doanh và về năng lực điều hành kinh tế của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương thuộc tỉnh.

Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp trong khó khăn, hoạn nạn

Một ngày cuối tháng 6, trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng Chủ tịch tỉnh Bình Thuận cùng lãnh đạo một số sở,ngành, địa phương vẫn dành cả buổi để lần lượt nghe các doanh nghiệp - nhà đầu tư trình bày khó khăn, kiến nghị của mình.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành: Sẵn sàng loại ngay những cán bộ có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp

Chiều 4-6, tại UBND tỉnh đã diễn ra Hội nghị trực tuyến nghe báo cáo kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) và kế hoạch khắc phục, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các đồng chí: Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Tiến Đông-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Kpă Thuyên-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Chủ trì tại 17 điểm cầu cấp huyện có Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Hà Nam nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Theo kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2020 tỉnh Hà Nam xếp thứ 30 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố, tăng bốn bậc so với năm 2019. Thông qua kết quả PCI đã đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp; xây dựng và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua cú sốc Covid-19: Cần đồng bộ và thiết thực hơn

Trong suốt hơn 1 năm qua, dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã có các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu DN không nhận được thêm những giải pháp thiết thực, hiệu quả khác…

Cải thiện chỉ số PCI: Giải pháp nào để duy trì trong top dẫn đầu?

Đồng Tháp, Long An quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đến đầu tư.

Cần Thơ giữ vị thế thu hút đầu tư hàng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long

TP. Cần Thơ xếp thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong 4 tháng đầu năm 2021. Với dự án 'khủng' Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (vốn Nhật Bản) với tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỉ USD xây dựng nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia đã đưa Cần Thơ giữ vị thế hàng đầu trong thu hút đầu tư của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

TPHCM phải nâng cấp môi trường kinh doanh

TPHCM là địa phương có số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động nhiều nhất, đóng góp cho ngân sách nhà nước lớn nhất và là trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước. TPHCM có cơ sở hạ tầng phát triển cao, quy mô thị trường lớn nhất cả nước và chất lượng nhân lực có trình độ cao… Tuy vậy, nhiều năm qua chất lượng điều hành kinh tế, cơ sở hạ tầng 'mềm' của TPHCM vẫn khá lặng lẽ.