Quà tặng sản phẩm du lịch: Góp phần định vị thương hiệu Cố đô

Du khách đến với Ninh Bình ngày càng nhiều, đặt ra thách thức về sự đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ. Trong đó, thị trường quà tặng du lịch chưa được các doanh nghiệp chú trọng khai thác nhằm nâng cao hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.

Hội thảo phiên thứ nhất: Đánh giá thực trạng thị trường sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng du lịch của Ninh Bình

Ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu đã tham dự phiên thảo luận thứ nhất tại Hội thảo với chủ đề 'Đánh giá thực trạng thị trường sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng du lịch của Ninh Bình'.

Tìm thấy làng cụ tổ của gốm Bát Tràng

Gốm Bồ Bát là làng cụ tổ, nơi hình thành nghề gốm đặc sắc cho làng Bát Tràng ngày nay. Khắc họa lịch sử vĩ đại và những nỗ lực hồi sinh của người thợ gốm, làng gốm Bồ Bát hiện đang nổi lên như một biểu tượng cho sự hồi sinh và khởi sắc của nghệ thuật gốm truyền thống Việt Nam.

Ninh Bình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cho biết tỉnh xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị, trong đó tập trung cao cho những mô hình sản xuất các sản phẩm đặc trưng.

Xây dựng thương hiệu từ những sản phẩm đặc trưng

Thời gian qua, việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo dựng thương hiệu được các HTX trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Qua đó từng bước xây dựng thương hiệu từ các sản phẩm đặc trưng.

Ký ức làng gốm Bồ Bát

Trong ngôi đình hàng trăm năm tuổi ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), hai bên hương án treo trang trọng đôi câu đối: 'Bồ di thủ nghệ khai Đình vũ-Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần'. Có nghĩa là: Đem nghề nghiệp từ làng Bồ Bát ra đây để xây dựng đình miếu; Lòng dân thành kính tựa hương lan, dâng lên cúng thánh thần. Làng Bồ Bát được nói đến trong đôi câu đối xưa chính là thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình ngày nay.

Thái Bình: Cảng cá bị bồi lắng, tàu thuyền chật vật tìm đường vào bến

Cảng cá Cửa Lân bị bồi lắng, ngư dân, chính quyền địa phương mong muốn thực hiện nạo vét bằng xã hội hóa để tàu thuyền ra, vào bớt khó khăn.

Khơi dậy tiềm năng phát triển từ các làng nghề: (Kỳ 1)- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn

Ninh Bình là địa phương có nhiều làng nghề, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm đến hàng nghìn năm, sản phẩm được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Các làng nghề không chỉ lưu giữ nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà nỗ lực phát triển thích ứng tình hình mới, góp phần tăng thu ngân sách cho các địa phương; thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch, tạo việc làm ổn định, gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn của tỉnh.

Ninh Bình bảo tồn nghề gốm cổ đi đôi với phát triển du lịch bền vững

Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình sẽ giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu xây dựng khu Di chỉ khảo cổ học Mán Bạc, Đền thờ tổ nghề gốm tại xã Yên Thành, huyện Yên Mô trở thành điểm đến du lịch.

Làng gốm Bồ Bát hồi sinh sau hàng trăm năm 'thất truyền'

Nhắc đến vùng đất Ninh Bình, người ta có thể nghĩ ngay đến những khu di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước như Tràng An, Tam Cốc Bích Động, Chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư,.. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều làng nghề truyền thống mang hồn cốt của vùng kinh kỳ một thời, tuy nhiên đã bị mai một theo thời gian, điển hình là làng gốm Bồ Bát tại huyện Yên Mô.

Về thăm 'đất tổ' của nghề gốm, nơi sản sinh ra 'Đại Việt quốc quân thành chuyên' trứ danh

Làng gốm Bồ Bát xưa, nay gọi là àng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã nổi danh từ cách đây hàng nghìn năm với những sản phẩm gốm sắc trắng độc đáo do các thợ tài hoa của làng sáng tạo ra.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Ninh Bình

Chiều 2-11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Bình về kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội và kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Chủ tịch nước thăm một số mô hình hợp tác xã có sản phẩm sáng tạo cao tại Ninh Bình

Sáng 2/11, tại Ninh Bình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hợp tác xã (HTX) sản xuất, dịch vụ gốm thương mại Bồ Bát, huyện Yên Mô và HTX Sinh Dược huyện Gia Viễn. Đây là những mô hình HTX sản xuất và dịch vụ hoạt động hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương.

Chủ tịch nước thăm một số mô hình hợp tác xã có sản phẩm sáng tạo cao tại Ninh Bình

Sáng nay, 2/11, tại Ninh Bình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm một số mô hình HTX sản xuất và dịch vụ hoạt động hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương, đó là HTX sản xuất, dịch vụ gốm thương mại Bồ Bát, huyện Yên Mô và HTX Sinh Dược huyện Gia Viễn.

Chủ tịch nước: Ninh Bình cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã phát triển

Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hai hợp tác xã (HTX) sản xuất và dịch vụ đang hoạt động hiệu quả, tạo nhiều việc làm cho người lao động trên địa bàn tại Ninh Bình. Cùng đi có lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam, một số ban, bộ, ngành ở trung ương.

Ninh Bình: Cải thiện thu nhập nhờ OCOP

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, sau 2 năm (2018 - 2019) triển khai Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), tỉnh Ninh Bình đã từng bước xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm địa phương theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập của người dân.

Du lịch làng nghề: Để lối nhỏ thành đường

Làng nghề không chỉ nuôi sống người dân ở một số vùng nông thôn mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử lâu đời, lưu giữ tinh hoa nghệ thuật, phong tục tập quán của từng nhóm cộng đồng người. Chính vì vậy, du khách tìm về các làng nghề không chỉ tìm hiểu lịch sử, nét văn hóa, kiến trúc hay mua sản phẩm mà thông qua đó còn cảm nhận được sự bền bỉ, sáng tạo của bao thế hệ được hun đúc trong lao động. Ngày nay, phát triển du lịch làng nghề truyền thống được xem là triển vọng trong thời kỳ hội nhập sâu với thế giới.

Ngao chết trắng bãi, chủ đầm trắng đêm đi nhặt vỏ ngao chết, cứu ngao sống

Từ ngày 7/8 đến nay, tại 2 xã trọng điểm về nuôi ngao của huyện Tiền Hải là Đông Minh và Nam Thịnh đồng loạt xảy ra tình trạng ngao chết hàng loạt. Xác ngao nổi lên trắng các đầm bãi. Theo người dân ở đây, trận ngao chết lần này có quy mô lớn chỉ thua lần chết ngao năm 2003 xóa sạch diện tích ngao vùng này và được gọi là kỳ 'đại tang ngao'.