Hậu Giang: Lập đồ án Quy hoạch chung đô thị Châu Thành và Châu Thành A đến năm 2045

UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1142/QĐ-UBND về việc chủ trương lập đồ án 'Quy hoạch chung đô thị Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đến năm 2045' và đồ án 'Quy hoạch chung đô thị Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến năm 2045', gửi: Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A.

'Xanh hóa' hệ thống vận tải hành khách công cộng

Ô nhiễm, ngột ngạt, đó là thực tế của khu vực nội đô Hà Nội. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do lượng phương tiện vận tải không ngừng gia tăng. Điều này đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp quyết liệt hơn trong việc 'xanh hóa' hệ thống vận tải hành khách công cộng, để vừa hạn chế phương tiện cá nhân, vừa giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

Hành động vì không khí sạch, thành phố xanh

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người. Không khí sạch là điều kiện cần thiết cho sự phát triển con người, hướng tới các Mục tiêu Phát triển bền vững. Do đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và chung tay hành động để xây dựng bầu không khí sạch là việc làm cần thiết của mỗi quốc gia.

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Tại Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần tập trung ưu tiên thực hiện là vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường sông, hồ, không khí…

Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị

Vào những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều trạm quan trắc, ứng dụng đo lường chất lượng không khí Hà Nội liên tục cho kết quả ở mức xấu. Đáng chú ý, sáng 4/3/2024, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí (IQAir ) xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới. Trên ứng dụng đo chỉ số ô nhiễm không khí PamAir, vào lúc 15 giờ 51 phút ngày 4/3, điểm có chất lượng không khí xấu nhất là khu vực phố vườn Dâu, Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) với mức AQI lên đến 236, mức cảnh báo màu tím, rất có hại cho sức khỏe.

Hà Nội: nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng không khí

Nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và Mô hình hóa môi trường thực hiện cho thấy nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm của TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2020 đều vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia gần 2 lần và vượt hơn 8 lần so với khuyến nghị của WHO. TP xuất hiện ô nhiễm NO2 và O3 cục bộ tại một số thời điểm.

Nỗ lực quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô

Trong những năm qua, tình trạng ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp bách của thành phố Hà Nội. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực tìm ra những giải pháp hữu hiệu để quản lý chất lượng môi trường không khí ở Thủ đô.