Việc dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ giúp cơ sở sản xuất bảo vệ thương hiệu của mình khỏi bị giả mạo, bị nhái thương hiệu, và là lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu.
Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Tuy vậy, nhiều người dùng thế giới vẫn ít biết tới thương hiệu gạo Việt Nam.
Vừa qua, tại Berlin (Đức), Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia – Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Đức, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Đức và các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức thành công sự kiện quảng bá Chương trình và sản phẩm Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại CHLB Đức
Ngày 30/9/2023 tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần thứ 12 diễn ra sự kiện quảng bá Chương trình và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều đang là một kênh hiệu quả kết nối đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta, trái cây là sản phẩm mang về nguồn ngoại tệ khá cao. Hàng năm xuất khẩu trái cây của VN đem về hàng tỉ USD. Tuy nhiên, trên thị trường quốc tế, trái cây Việt gần như không có thương hiệu nào nổi tiếng đáng tự hào như nhiều sản phẩm của Thái Lan, Nhật Bản…
'Chưa bao giờ tôi được ăn loại quả nào ngon như thế' - Ông Weiss bày tỏ sự yêu thích đối với loại trái cây tuyệt vời của Việt Nam.
Vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, vụ vải thiều năm nay đang dần khép lại với nhiều kết quả ấn tượng trong sản xuất và tiêu thụ. Trong đó phải kể đến nhiều thị trường khó tính đã 'mạnh tay' nhập vải thiều từ Việt Nam, với giá khá cao.
Mỗi kg vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Hà Lan được bán với giá 18 euro (hơn 550.000 đồng/kg).
Sau Pháp, Hà Lan là quốc gia thứ 2 trong Liên minh châu Âu nhập khẩu vải thiều Việt Nam, và ngay lập tức gây tiếng vang tại quốc gia này.
Tại thị trường Hà Lan, vải thiều Việt Nam được đánh giá ngon hơn vải thiều Trung Quốc, Thái Lan... mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều.
Với việc nhiều nước châu Âu từng bước mở cửa thị trường do kiểm soát tốt dịch Covid-19, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tới khu vực tiếp tục có tăng trưởng khá. Tuy nhiên, để đứng vững ở thị trường 'khó tính' này, doanh nghiệp Việt phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nắm bắt tốt xu hướng tiêu dùng mới.
Là loại quả dân dã ở Việt Nam, vải đến mùa chín rộ quả có màu đỏ tươi, căng mọng nước, vị ngọt kèm chút chua chua dịu nhẹ… khi được xuất khẩu sang nước bạn lại bất ngờ trở thành món ăn xa xỉ, làm quà quý để biếu.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp hôm nay (16-6) cho biết: Sau 3 ngày lên kệ hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris, lô vải thiều Thanh Hà (Việt Nam) gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) lần đầu nhập khẩu vào Pháp đã được tiêu thụ hết.
Mặc dù có giá 18 euro/hộp 1 kg (khoảng 500.000 đồng/kg), nhiều người dân tại Pháp vẫn mua tới 5 kg vải thiều cho gia đình và làm quà cho bạn bè.
Theo tin từ Bộ Công Thương, sau 3 ngày lên kệ tại hệ thống siêu thị châu Á tại Paris, lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên được xuất khẩu sang Pháp đã được tiêu thụ nhanh chóng.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho hay, vải thiều Thanh Hà của Việt Nam có giá tới 18 euro/kg, tương đương 485.000 đồng/kg. Thế nhưng nhiều khách hàng, nhất là người Việt sẵn sàng bỏ ra 2,5 triệu đồng, mua tới 5kg cho cả gia đình và làm quà cho bạn bè người Pháp.
Ngày 16-6, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, doanh nghiệp Pháp đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu vải thiều Việt Nam so với dự kiến trước đó để đáp ứng nhu cầu thị trường và sẽ nhập lô thứ 2 ngay trong tuần này.