Giá trị thẩm mỹ của những pho sử đá về truyền thống khoa bảng

Hình tượng của linh vật rồng trên 82 tấm bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong triển lãm 'Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ' đã mang đến cho khách tham quan những khám phá mới lạ về các họa tiết rồng, làm toát lên những giá trị thẩm mỹ đặc biệt của những pho sử đá về truyền thống khoa bảng thời xưa.

Giải mã hình tượng rồng trên bia tiến sĩ

Đến Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, nhiều du khách ấn tượng trước vẻ đẹp cùng giá trị lịch sử, văn hóa của 82 bia đá ghi danh 1.304 vị tiến sĩ.Qua hàng trăm năm, những hoa văn, họa tiết trên bia đã mờ, khiến công chúng khó tiếp cận và hiểu rõ về giá trị văn hóa, ý đồ của người xưa.Nhằm giúp công chúng hiểu hơn về giá trị Di sản tư liệu thế giới bia tiến sĩ, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức Trưng bày chuyên đề 'Hình tượng rồng trên bia tiến sĩ' từ ngày 31-7 đến 26-8-2024, tại Nhà Thái học, Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Các tác phẩm được giới thiệu đều thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng những đường nét nguyên bản trên bia, giúp người xem hình dung rõ hơn sự tài hoa, tâm huyết của những nghệ nhân chế tác đá xưa.Nhờ kỹ thuật rập thác bản, các nhà nghiên cứu tìm lại được không chỉ những bài văn bia tiến sĩ chứa đựng nhiều thông tin hữu ích mà còn phát hiện hàng loạt hoa văn, họa tiết tinh xảo. Trong đó, trên trán bia và diềm bia tiến sĩ, hình tượng rồng luôn được dành vị trí hết sức trang trọng, được bố cục một đôi rồng chầu vào mặt trời có mây lửa bao quanh. Đây là hình tượng tiêu biểu của nguồn sáng tri thức bất tận và nhiệt huyết của mỗi nho sinh trên con đường phấn đấu thành tài.

Muôn hình vạn trạng của rồng trên bia Tiến sĩ

Sự biến đổi của hoa văn rồng qua những niên đại lịch sử khác nhau có dịp tiếp cận gần hơn với công chúng qua triển lãm Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Trưng bày kéo dài từ nay đến hết ngày 26.8.

Đặc sắc hình tượng rồng trên pho sử đá

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề 'Hình tượng rồng trên bia tiến sĩ'.

Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

Ngày 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề 'Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ'.

Luôn ưu tiên âm nhạc truyền thống!

Với niềm đam mê, tâm huyết, trách nhiệm với nghệ thuật truyền thống, nữ nhạc sĩ trẻ ĐINH KHÁNH LY say mê sáng tạo với âm nhạc dân gian. Cô đã sử dụng âm hưởng nhạc dân gian sáng tác nhạc cho nhiều bộ phim, cũng như thực hiện nhiều dự án góp phần bảo tồn và lan tỏa dân ca ví - giặm, ca trù, hát xẩm...

'Tinh hoa đạo học': Kể câu chuyện âm nhạc bằng sáng tạo nghệ thuật độc đáo

Tối 16/1, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức sự kiện ra mắt album 'Tinh hoa đạo học' Vol.1 của nhạc sĩ Đinh Khánh Ly. Album là một sản phẩm nghệ thuật thuộc Chương trình trải nghiệm đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Nhạc sĩ Đinh Khánh Ly 'giữ lửa' âm nhạc truyền thống tại Tour đêm Văn Miếu

Kết hợp tinh hoa đạo học và âm nhạc truyền thống, nhạc sĩ Đinh Khánh Ly tạo nên khúc hòa tấu đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc tại Tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Hấp dẫn tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tối 29/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chương trình trải nghiệm Đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám với chủ đề 'Tinh hoa đạo học' đã chính thức ra mắt công chúng.

Bia Tiến sĩ kể lịch sử 800 năm khoa cử Việt Nam

Lần đầu tiên những hoa văn, họa tiết, hàng chữ Nho trên 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được dịch từ chữ Nho sang tiếng Việt, cung cấp thông tin cho công chúng về các khoa thi thời xưa cùng tên tuổi những người đỗ đạt.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị

Hệ thống các công trình di sản kiến trúc đô thị nước ta mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử của nhiều thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cần phải ứng xử như thế nào với các di sản kiến trúc này?

Thư pháp-Graffiti sẽ 'đối thoại' trong một triển lãm tại Văn Miếu

Với triển lãm táo bạo này, lần đầu tiên Graffiti được 'bước chân' vào 'ngôi đền tri thức phương Đông' như Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Các nghệ sỹ thư pháp và Graffiti sẽ có sự giao lưu về chất liệu.

Bình Thuận: Liên tục chém người để giải vây cho đồng bọn

Thấy hai bên cãi vã đánh nhau, vì muốn giải vây cho đồng bọn nên Võ Hà Kiệt và Trương Quốc Toàn đã dùng kiếm và cây sắt gây thương tích cho người khác.

Bài 2: Làng nghề đang vơi cạn

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, trước đây, toàn TP Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, tuy nhiên, cuối năm 2021, qua rà soát chỉ còn 806 làng, giảm 544 làng.

Triệt phá tụ điểm đánh bạc ở thành phố Nha Trang

Sáng ngày 9/3 Lãnh đạo Công an thành phố Nha Trang cho biết, đơn vị vừa triệt phá được tụ điểm đánh bạc với nhiều hình thức, tại xã Vĩnh Ngọc. Tại hiện trường, Công an thành phố Nha Trang đã tạm giữ 13 đối tượng đang sát phạt nhau và thu giữ tiền và tang vật.

Tháo ngăn cách, đón du khách đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám trên nền tảng số

Trong bối cảnh dịch Covid-19 và sự phát triển của công nghệ, các di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có Văn Miếu – Quốc Tử Giám cần những ngăn cách để tiếp cận với công chúng. Đó là nội dung tọa đàm trực tuyến 'Đánh thức tiềm năng văn hóa Việt' diễn ra vào sáng 26/9.

Bầu cử QH và HĐND: Ngư dân Bến Tre sẵn sàng đón ngày hội lớn

Tỉnh Bến Tre có 10 xã biên giới biển thuộc địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Toàn tỉnh có trên 2.200 tàu hoạt động đánh bắt xa bờ với khoảng 5.000 ngư dân thường xuyên xa nhà dài ngày.

Những trang viết đượm tình miền Trung

Diễn ra trong 4 tháng, từ ngày 21-6 đến 31-10, cuộc thi viết Thương nhớ miền Trung (do báo Thanh Niên tổ chức) đã nhận được 1.102 bài tham gia từ các tác giả trong và ngoài nước.

'Sử liệu vô giá về cha ông ta'

Theo giới phê bình, dịch thuật, những mô tả chi tiết, ảnh chụp chân thực trong 'Một chiến dịch ở Bắc Kỳ' giờ đây là sử liệu vô giá, cho phép ta biết về đời sống cha ông.

Miền Bắc Việt Nam thế kỷ 19 qua ống kính bác sỹ quân y người Pháp

Xứ Bắc Kỳ nhiệt đới luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ với tính cách ưa chinh phục khám phá của người Pháp. Và, Charles-Édouard Hocquard không phải ngoại lệ.

Chuyện ở xóm Bình An

Má Hai trằn trọc không thể nào chợp mắt. Tuổi già khó ngủ chỉ là một phần, má thao thức vì thằng Tú con trai của má. Má nghĩ tới nghĩ lui coi có lý nào để bào chữa cho con.