Kiểm soát lạm phát để giữ đà tăng trưởng

Ngày 6/7, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP quý III từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025.

Áp lực kiểm soát tốt lạm phát từ nay đến cuối năm

CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,08% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng cao nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên cả nước vào năm 2021. Điều này đặt áp lực lên việc kiểm soát tốt lạm phát đi kèm tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Điều hành lạm phát 'trong tầm tay' nhưng không chủ quan

Điều hành lạm phát năm 2024 không quá áp lực, 'trong tầm tay' của nhà quản lý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, từ nay tới cuối năm còn nhiều biến số khó lường tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như tăng lương, điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường… Do đó, cần thận trọng trong điều hành, đảm bảo CPI bình quân theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tăng lương tác động không quá lớn tới lạm phát

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, lương tăng từ ngày 1.7 chủ yếu diễn ra trong khu vực công, có quy mô không lớn trong nền kinh tế (chiếm chưa đến 8%) nên tác động tới lạm phát không quá lớn.

Kiểm soát lạm phát, tránh 'té nước theo mưa' khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra cần có giải pháp tránh hiện tượng 'té nước theo mưa' khi lương cơ bản vừa tăng từ 1-7.

Kiểm soát lạm phát: ưu tiên chính sách nới lỏng tiền tệ

Nếu không có các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ quy mô lớn, lạm phát trung bình cả năm 2024 được dự báo khoảng 4,2-4,5%. Ngay cả ở mức tăng dự báo này, lạm phát vẫn luôn nằm trong tầm kiểm soát và cho thấy vẫn trong xu hướng giảm khá bền vững trong những năm gần đây.

Tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng, tác động lạm phát thế nào?

Lương cơ sở chính thức tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, từ ngày 1-7-2024

Chuyên gia lạc quan đưa ra hai kịch bản lạm phát năm 2024

Các chuyên gia đến từ Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng có nhiều nhân tố kiềm chế áp lực lạm phát nửa cuối năm 2024. Các ẩn số về điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường, tăng lương cũng nằm trong kịch bản, được điều hành thận trọng để đảm bảo CPI bình quân nằm trong tầm tay như mục tiêu Quốc hội đề ra...

Hải quan số hóa hàng triệu bản khai tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu

Hệ thống khai báo, tiếp nhận bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu điện tử đã được ngành Hải quan triển khai chính thức trên toàn quốc. Như vậy, thay vì phải nộp bản giấy để kê khai thông tin hàng hóa nhập khẩu như trước đây, thì doanh nghiệp có thể khai báo và nộp bản kê điện tử. Đây là một bước cải cách hết sức quan trọng.

Chuyên gia khuyến nghị chính sách để thực hiện mục tiêu CPI trong năm 2024

Tăng thực hiện đầu tư công, chính sách tiền tệ lỏng, bình ổn ngoại hối, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng... là những chính sách được giới chuyên gia khuyến nghị nhằm kiểm soát mức tăng CPI đã đặt ra.

Tránh tạo lạm phát kỳ vọng

PGS.TS. Vũ Duy Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế -Tài chính (Học viện Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 sẽ tăng ở mức từ 3,2-3,5%.

Không quá nhiều biến số khó lường, lạm phát năm 2024 sẽ 'hạ nhiệt'?

Trong năm 2024 dự báo lạm phát ở các nền kinh tế lớn bắt đầu hạ, giá hàng hóa thế giới đang thấp và khó tăng đột biến, kinh tế vĩ mô ổn định, cung hàng hóa dồi dào. Hơn nữa, cung tiền và tín dụng trong năm 2024 tăng trưởng không quá cao... Sẽ là những yếu tố giúp lạm phát năm 2024 nhiều khả năng giảm.

Áp lực kiểm soát lạm phát 2024 không quá lớn

Năm 2024, lạm phát có thể giảm do kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn, trong khi kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, năm 2024, áp lực kiểm soát lạm phát không quá lớn.