Không vì mục tiêu làm cao tốc mà gây khó khăn cho người dân

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, trong quá trình làm đường cao tốc, bộ đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công cố gắng tối đa tránh ảnh hưởng đến người dân, công trình.

ĐBQH Vũ Xuân Hùng (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 7/11 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực kinh tế ngành.

'Không thiếu tiền khắc phục đường dân sinh hư hỏng khi làm cao tốc'

Đại biểu Quốc hội phản ánh việc thi công đường cao tốc làm hỏng đường dân sinh, rạn nứt nhà dân và hư hại nhiều công trình khác. Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, điều này khó tránh khỏi và có kinh phí để khắc phục, hoàn trả.

Không nên bó hẹp không gian phát triển của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh

Ngày 3-11 vừa qua, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong những nội dung còn có hai phương án là quyền cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất do doanh nghiệp quốc phòng (QP), an ninh (AN) tự tạo lập.

Cần chính sách ưu tiên để khuyến khích hoạt động lấn biển

Hoạt động lấn biển để bảo đảm bảo vệ vững chắc đất liền, vừa chủ động chống sạt lở, biến đổi khí hậu, phòng ngừa nước biển dâng, mở rộng lãnh thổ nên cần cơ chế ưu tiên.

Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh có được cho thuê tài sản gắn liền trên đất hay không?

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (khoản 3 Điều 202) là nội dung đang được dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thiết kế 2 phương án để trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất cần đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với truyền thống văn hóa

Đại biểu Vương Thị Hương cho rằng, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất phải bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi.

ĐBQH Vũ Xuân Hùng tranh luận về vấn đề lấn biển

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát huy năng lực địa phương trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, ngày 30/10, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Kiến nghị Quốc hội cho phép chuyển nguồn để tránh bị 'cắt' 13.000 tỷ đồng vốn cho các chương trình mục tiêu

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn một địa phương cấp huyện để thí điểm 'trộn' 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về nguồn vốn. Phó Thủ tướng cũng mong muốn Quốc hội cho phép chuyển nguồn năm 2022 đến 31/12/2024 để tránh bị cắt khoảng 13.000 tỉ đồng...

Tháo gỡ khó khăn để các Chương trình mục tiêu quốc gia thực sự là chương trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa

Để các Chương trình mục tiêu quốc gia thực sự là chương trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phân cấp toàn diện hơn, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, trách nhiệm người đứng đầu.

Cần phân quyền trong giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Các đại biểu Quốc hội và thành viên Chính phủ đều cho rằng, cần phân quyền nhiều hơn cho địa phương để tháo gỡ 'nút thắt' trong giải ngân vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Các Chương trình mục tiêu quốc gia: Đề xuất thí điểm cấp huyện được chuyển nguồn vốn

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ sẽ trình thí điểm mỗi tỉnh lựa chọn 1 địa phương cấp huyện để thí điểm 'trộn' 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về nguồn vốn, và nếu nguồn vốn sự nghiệp dùng không hết thì có thể chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển.

Giải ngân vốn 'chương trình mục tiêu quốc gia' chậm có nguyên nhân từ cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm

Nói về giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, đại biểu Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) chỉ ra, mô hình bộ máy giúp việc không thống nhất, trong đó mỗi địa phương mỗi kiểu khác nhau. Số lượng văn bản pháp luật, hướng dẫn thực hiện quá nhiều dẫn đến các địa phương lúng túng trong thực hiện. Ngoài ra, cán bộ thực hiện còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm...

Không đánh đổi giải ngân vốn bằng mọi giá

Nhấn mạnh yêu cầu phải đẩy nhanh tốc độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, tuy nhiên, tại phiên giám sát tối cao việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các đại biểu Quốc hội thống nhất đề nghị, cần tiếp tục kiên định với mục tiêu, nguyên tắc trọng tâm của các Chương trình, với cách làm mới, không đánh đổi ưu tiên giải ngân nguồn vốn bằng mọi giá, tránh dẫn tới lãng phí, sai sót và kém hiệu quả.

ĐBQH: Triển khai công tác giảm nghèo có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm

ĐBQH cho rằng, bộ máy giúp việc không thống nhất mỗi địa phương, có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm dẫn đến chương trình giảm nghèo không đạt mục tiêu như mong đợi.

Cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều đại biểu cho rằng cần có giải pháp đột phá và cơ chế đặc thù để phân cấp, phân quyền...

ĐBQH Vũ Xuân Hùng thảo luận về việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG).

Cần nghị quyết đặc thù phân quyền giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Tại phiên làm việc chiều 30/10, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có nghị quyết đặc thù phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư vào 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, đại biểu đề xuất cho phép chuyển nguồn thực hiện hết giai đoạn chương trình.

Cần có nghị quyết đặc thù về phân cấp, phân quyền nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 30/10, tại nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Bổ sung cơ chế đặc thù để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại tổ sáng 24.10, ĐBQH Vũ Xuân Hùng đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, tình hình kinh tế nước ta vẫn đang trong xu thế suy giảm. Do đó, Quốc hội, Chính phủ cần sớm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù để gỡ khó cho các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, cấp thiết nhất là xây dựng cơ chế đặc thù để triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã tham gia thảo luận tại tổ để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và một số nội dung quan trong khác.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐÀO NGỌC DUNG CÙNG CÁC ĐBQH TỈNH THANH HÓA TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN THƯỜNG XUÂN

Sáng 27/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH); Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách, đã tiếp xúc cử tri huyện Thường Xuân trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH THANH HÓA TIẾP XÚC CỬ TRI THEO CHUYÊN ĐỀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Chiều 25/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa gồm các đồng chí: Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Xuân, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội... đã có buổi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với cử tri Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh và các đơn vị liên quan về đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)

Chiều 25/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có buổi tiếp xúc theo chuyên đề với đại diện cử tri Tòa án 2 cấp tỉnh Thanh Hóa và một số đơn vị khối cơ quan Tư pháp để lấy ý kiến đóng góp dự thảo lần 4 Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN MINH ĐỨC TIẾP ĐOÀN ỦY BAN TÌNH BÁO HẠ VIỆN HOA KỲ

Chiều 24/8 tại Nhà Quốc hội, Trung tướng Nguyễn Minh Đức – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiếp Đoàn Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ do Hạ Nghị sĩ Brad Wenstrup - Ủy viên Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Quảng Ninh: Làm rõ đề xuất của cử tri về sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý biên giới đất liền

Ngày 16.8, tại thành phố Móng Cái, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo làm rõ ý kiến, kiến nghị của cử tri đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về quản lý biên giới đất liền. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà chủ trì hội thảo.

HỘI THẢO LÀM RÕ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

Ngày 16/8, tại thành phố Móng Cái, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo làm rõ ý kiến, kiến nghị của cử tri đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về quản lý biên giới đất liền. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội thảo.

Tán thành cấp chứng nhận căn cước cho người gốc Việt không có quốc tịch, đang sinh sống tại Việt Nam

Tại phiên họp về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) được tổ chức ngày 10-8, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội đã báo cáo 8 vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Đề xuất cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt

Cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo đảm quyền lợi của họ…

Giải thích rõ việc bỏ thông tin về dân tộc và tôn giáo trên thẻ căn cước

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức cho biết, qua tiếp xúc, cử tri phản ánh bày tỏ băn khoăn về việc dự thảo Luật Căn cước công dân đã bỏ thông tin về dân tộc và tôn giáo trên thẻ căn cước. Ông Lưu Văn Đức đề nghị tuyên truyền phổ biến, giải thích rõ nội dung này tới cử tri và người dân.

Cần làm rõ trách nhiệm của các bộ về quy chuẩn PCCC

Có quy chuẩn về PCCC gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp phải ngừng việc hoặc giải thể.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân Quy chuẩn 06 'có nhiều ý kiến'

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, việc xây dựng Quy chuẩn 06 đúng quy trình, quy định nhưng đây là quy chuẩn khó, nhiều thuật ngữ và quy định cụ thể hơn trước.

Quy chuẩn 06 về an toàn phòng cháy khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể

Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng cho rằng Quy chuẩn 06 gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng việc hoặc giải thể.

Có quy chuẩn phòng cháy tuổi thọ chỉ 1 năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp

Theo Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Quy chuẩn QCVN 06:2022 về an toàn phòng cháy gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cần phương tiện nhỏ, cơ động để phòng cháy chữa cháy trong đô thị

'Đề tài hiệu quả mà không được ứng dụng thì rất lãng phí, nhất là những phương tiện nhỏ để phòng cháy chữa cháy, vì đặc điểm các đô thị của chúng ta là nhiều ngõ nhỏ, hẹp', đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) nói.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm các Bộ khi ban hành quy chuẩn PCCC chưa phù hợp

Trong số 240 tiêu chuẩn quốc gia về PCCC, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Có quy chuẩn phòng cháy tuổi thọ 1 năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện cả nước có khoảng 240 tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến phòng cháy chữa cháy (PCCC); các bộ chuyên ngành ban hành 41 quy chuẩn Việt Nam nhưng có quy chuẩn tuổi thọ chỉ 1 năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Quy chuẩn 06 về PCCC ảnh hưởng đến lao động, sản xuất, gây phản ứng gay gắt

Sáng 9/8, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) của Quốc hội đã chủ trì Phiên họp giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện Nghị quyết số 99 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 - 2022' đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY: LÀM RÕ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA TỪNG BỘ NGÀNH

Tại Phiên họp giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao Báo cáo của các Bộ. Tuy nhiên đề nghị cần làm rõ trách nhiệm trong công tác phối hợp với các bên liên quan gắn với chức năng quản lý của từng Bộ phụ trách liên quan đến PCCC…

RÀ SOÁT HỆ THỐNG QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Chính phủ chiều ngày 09/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020 – 2022' đề nghị các Bộ, ngành rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về PCCC để đảm bảo các cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT THÍ ĐIỂM PHÂN CẤP CHO CẤP HUYỆN CHỦ ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH, ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN, DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia là bài toán khó, tiếp tục là vướng mắc được Đoàn giám sát của Quốc hội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030' ghi nhận khi thực địa tại các địa phương. Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia với mong muốn sẽ giải được bài toán nêu trên.

Bộ trưởng Bộ LĐ, TB&XH Đào Ngọc Dung cùng các ĐBQH tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn

Chiều 27-6, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, gồm các đại biểu: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH); Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, đã tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

BỘ TRƯỞNG BỘ LĐ, TB&XH ĐÀO NGỌC DUNG CÙNG CÁC ĐBQH TỈNH THANH HÓA TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN NGA SƠN

Sáng 27/6, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, gồm các đại biểu: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH); Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, đã tiếp xúc cử tri huyện Nga Sơn sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chúc mừng Báo CAND nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

* Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng Báo CAND.Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QP & AN) của Quốc hội dẫn đầu đoàn công tác do Chủ tịch Quốc hội ủy quyền đã đến thăm, chúc mừng Báo CAND.

Bảo đảm điều kiện hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thảo luận tổ về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sáng 20.6, ĐBQH Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) đề nghị ban soạn thảo rà soát lại kỹ lưỡng tổng mức chi ngân sách thực tế các địa phương cho hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở...

Hơn 50% vụ cháy do sự cố về điện, vì sao Bộ Công thương chậm sửa đổi quy định?

Dẫn số liệu mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 2.000 vụ cháy, trong đó 53-54% nguyên nhân do sự cố về điện, Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh truy trách nhiệm của Bộ Công thương khi chậm sửa đổi, bổ sung quy định sử dụng điện để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

Chữ ký số chuyên dùng công vụ cần được quản lý chặt chẽ, bảo mật

Chữ ký số chuyên dùng công vụ có mức độ an toàn kỹ thuật, tính bảo mật rất cao, dùng cho người, cấp có thẩm quyền nên mỗi văn bản giao dịch đều ảnh hưởng đến nhân dân, quốc gia, dân tộc. Vì vậy, theo các đại biểu Quốc hội, loại chữ ký số này cần phải được quản lý đặc biệt và phải được rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm bí mật và an toàn.

Đại biểu Quốc hội: Quản lý chặt chẽ, bảo mật chữ ký số chuyên dùng công vụ

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, chữ ký số chuyên dùng công vụ cần phải được cung cấp, quản lý chặt chẽ, bảo mật và phải giao cho cơ quan về quốc phòng, an ninh quản lý.

Thiếu hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình khảo sát chuyên đề việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), chiều ngày 11/5, Tổ công tác của Đoàn giám sát số III của Quốc hội do Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội làm Tổ trưởng có buổi làm việc với Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Điện Biên.