Xuất khẩu cá tra kỳ vọng nửa cuối năm

Triển vọng xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ duy trì tích cực trong nửa cuối năm nay, đặc biệt là ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam

Lũy kế xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường này trong 5 tháng đầu năm nay đạt gần 203 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ.

Hàng Việt đang hút các nhà thu mua quốc tế

Với kim ngạch xuất khẩu (XK) trong Quý I/2024 đạt 93,06 tỷ USD (tăng 17% so cùng kỳ 2023), thương mại và XK của nước ta đang phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới, Việt Nam nổi lên là một đối tác tin cậy, có khả năng cung ứng hàng hóa chất lượng và đặc biệt là nguồn hàng không bị gián đoạn. Vì vậy, nhiều DN, tập đoàn quốc tế đã đến Việt Nam để mua hàng.

Thu hút FDI - giải bài toán phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu

Ngành dệt may Việt Nam hiện nằm trong top 3 xuất khẩu (XK) thế giới, top 4 các ngành công nghiệp XK của Việt Nam. Tuy nhiên, để làm ra một sản phẩm may mặc, doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải nhập khẩu (NK) đến 90% nguyên phụ liệu, chủ yếu là NK từ Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều thị trường XK lớn yêu cầu sản phẩm dệt may từ Việt Nam phải đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Vì vậy, việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu XK là hết sức quan trọng...

CPTPP vượt Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP trong 2 tháng đầu năm nay đạt 37 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản đầu năm khởi sắc

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) của ngành sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và khả quan hơn vào nửa cuối năm với kim ngạch XK hồi phục trở lại mức 9,5 - 10 tỷ USD. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản khai thác khoảng 3,6 - 3,8 tỷ USD.

VASEP kiến nghị bỏ hạn ngạch với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

VASEP đã có kiến nghị gửi Chính phủ và Bộ Công Thương, mong được quan tâm và chỉ đạo việc xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại VKFTA tại kỳ rà soát trong năm 2024.

Kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị tiếp tục xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Chờ những cú 'bẻ lái' thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu giữa nhiều biến động

Những biến động kéo dài trong suốt tháng đầu của năm 2024 đang làm xáo trộn thương mại toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi bản thân doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến, linh hoạt thích ứng, biết 'biến nguy thành cơ' thông qua những cú 'bẻ lái' thị trường đầy tự tin của mình.

Lật tẩy hàng giả đội lốt hàng Việt

'Lợi dụng chính sách 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', một số đối tượng kinh doanh đã mua hàng giả sản xuất từ nước ngoài hoặc đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài giả mạo xuất xứ Việt Nam, đưa về thị trường trong nước tiêu thụ.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển và được coi là hướng đi tốt để doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam bứt tốc mạnh mẽ

Là một nền kinh tế năng động dựa vào xuất khẩu (XK), XK trực tuyến của Việt Nam qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) quốc tế lớn đang có sự bứt tốc mạnh mẽ trong thách thức với mức tăng trưởng khả quan. Dự kiến kim ngạch XK thông qua TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu doanh nghiệp (DN) trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ XK thông qua TMĐT.

Làm gì để xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU?

Hiệp định EVFTA được thực thi trong 3 năm qua đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu (XK) của nông sản Việt Nam EU, một số sản phẩm đã bắt đầu xây dựng được thương hiệu Việt và được người tiêu dùng đón nhận.

Chuyển đổi xanh - yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất khẩu sang EU

Sau 3 năm triển khai EVFTA cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU áp dụng nhiều tiêu chuẩn về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Điều này, buộc doanh nghiệp (DN) Việt phải thích ứng với những thách thức mới để không bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.

Đề xuất tổ chức 'Tuần lễ trái cây Việt Nam' tại Trung Quốc

Ông Lương Văn Tài, Tùy viên thương mại bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, hoạt động xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý II/2023 ghi nhận tín hiệu phục hồi tích cực.

Kênh bán lẻ hiện đại - cánh cửa lớn cho hàng Việt xuất khẩu

Ngoài kênh xúc tiến thương mại (XTTM) để tìm kiếm khách hàng qua các kỳ hội chợ - triển lãm, kênh XK qua thương mại điện tử, thì kênh XK thông qua kênh hệ thống bán lẻ hiện đại đang được các DN xem là hiệu quả trong giai đoạn khó khăn hiện nay...

Áp dụng phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và UKVFTA

Năm 2022, xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam giữa bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, Việt Nam cũng gặp thách thức khi hàng hóa XK có thể bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).

Sầu riêng xuất khẩu mạnh nhưng không nên tăng trưởng 'quá nóng'

Trong 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu (XK) sầu riêng của Việt Nam tăng mạnh, được nhiều thị trường đón nhận, trong đó nổi bật nhất là XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Sầu riêng được kỳ vọng là mặt hàng XK tỷ USD trong năm nay.

Doanh nghiệp xoay hướng thị trường

Quý I/2023 xuất nhập khẩu suy giảm, doanh nghiệp (DN) suy giảm đơn hàng. Trong bối cảnh đó DN một số ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, thủy sản... buộc phải xoay hướng, khai thác các thị trường mới. Kết quả bước đầu rất khả quan.

Xây dựng cửa khẩu thông minh thúc đẩy giao thương biên giới

Với lợi thế giáp với Trung Quốc cả ở trên đất liền và trên biển, giao thông thuận lợi, hạ tầng phát triển, tỉnh Quảng Ninh ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy, kết nối giao thương xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN. Hiện, chính quyền hai bên biên giới đang tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng để thúc đẩy hơn nữa thương mại xuyên biên giới.

FTA vẫn là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu

Tình trạng sụt giảm đơn hàng tại các thị trường lớn trong những tháng đầu năm đã khiến kim ngạch xuất khẩu (XK) giảm liên tiếp. Trước thực tế trên, nhiều giải pháp để ngăn chặn đà giảm tốc XK đã được triển khai trong đó có giải pháp tiếp tục tận dụng cơ hội từ các FTAs để mở rộng thị trường XK, đa dạng hóa ngành hàng và tìm kiếm cơ hội từ thị trường ngách.

Tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu nông sản, thủy sản, thực phẩm thủy sản sang thị trường Trung Quốc

Chia sẻ về thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết giai đoạn 2018 - 2022, thương mại thủy sản Việt Nam - Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh nhất trong các thị trường chính. Từ vị trí số 3, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Vì sao cá tra Việt xuất Mỹ đang đà tỷ USD bỗng tuột dốc mạnh?

Sau khi đạt kỷ lục của năm 2022, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn trong tháng đầu năm 2023 đều giảm hai con số, trong đó thị trường Mỹ giảm sâu nhất.

Giá gạo tăng vùn vụt, tạo đà đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2023

Theo các nhà khảo sát thị trường, bước sang tháng 2/2023, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận tăng mạnh, lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Điều này cho thấy vị thế, chất lượng và cách tiếp cận thị trường của ngành gạo Việt Nam đang tốt lên rất nhiều.

Tôm Việt Nam xuất sang Hàn Quốc hưởng lợi từ VKFTA

Tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc được hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) với hạn ngạch miễn thuế đạt 15 nghìn tấn mỗi năm.

Trung Quốc đang có xu hướng nhập nhiều nông sản Thái Lan hơn

Trung Quốc chưa bỏ hoàn toàn chính sách 'Zero Covid', đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như đồng Baht của Thái Lan mất giá hơn so với VND và đồng USD, nên Trung Quốc đang có xu hướng nhập khẩu nhiều các sản phẩm của Thái Lan hơn.

Tận dụng 'đòn bẩy' CPTPP, gia tăng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ

Sau 3 năm đi vào thực thi, doanh nghiệp (DN) Việt đã bước đầu tận dụng tốt cơ hội mà Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại. Theo đó, xuất khẩu (XK) sang Canada, Mexico, Peru đã có tốc độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Điều đó cho thấy, CPTPP đã và đang góp phần quan trọng để mở rộng đường cho hàng Việt Nam sang thị trường các nước châu Mỹ vốn còn rất mới mẻ và nhiều tiềm năng.

Thích ứng các rào cản thương mại để mở rộng xuất khẩu

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nỗ lực của các doanh nghiệp (DN) XK tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và phát triển XK hàng hóa ra thị trường thế giới thông qua các nhà phân phối quốc tế…

Ấn Độ cấm xuất, Trung Quốc cần 6 triệu tấn gạo và cơ hội của Việt Nam

Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho xuất khẩu gạo của nước ta.

Cá tra Việt sang Mỹ giá 5 USD/kg, cao nhất từ đầu năm đến nay

Trong 8 tháng đầu năm 2022, sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh chiếm 87% giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang Mỹ, trong thời gian này Việt Nam XK hơn 90.000 tấn cá tra phi-lê đông lạnh sang Mỹ với giá trung bình trong tháng 8 đạt mức 5 USD/kg, cao nhất kể từ đầu năm.

Cần chủ động ứng phó 'đòn' phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu

Các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) từ nước ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng đã gây nhiều bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu (XK). Để gỡ 'đòn' PVTM, đòi hỏi bản thân doanh nghiệp (DN) cần chủ động có phương án dự phòng. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng có trách nhiệm trong việc cập nhật thông tin thị trường XK để đưa ra những cảnh báo sớm…

Thấy gì từ chuyện trái dừa Việt gặp khó đầu ra?

Cạnh tranh 'cực gắt' với Thái Lan về giá cả trong khi công nghệ chế biến, bảo quản vẫn còn hạn chế, cộng với việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc vốn đầy bất trắc, khiến cho xuất khẩu dừa của Việt Nam gặp khó đầu ra. Cho nên câu chuyện giảm giá dừa thô một cách kỷ lục như hiện tại cũng là điều khó tránh khỏi.

Thương mại Việt Nam-Mỹ: 'Đơm hoa kết trái, trái chín đầu mùa'

Trải qua gần 3 thập niên bình thường hóa quan hệ, với sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm, quan hệ Việt Nam - Mỹ đã 'đơm hoa kết trái', mà thương mại là trái chín đầu mùa. Và chuyến công du tại Mỹ mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra cơ hội phát triển mới, trong đó có thương mại.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc: Cần tuân thủ luật chơi

Sau thời gian suy giảm, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc đã tăng trở lại. Việc tuân thủ, đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc là yếu tố tiên quyết để mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tạo ra đột phá mới.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc hồi phục mạnh

Sau khi giảm mạnh năm 2021 (thấp nhất trong vòng 5 năm), sang 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã hồi phục mạnh mẽ khi tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.

Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng, thị trường dự báo sôi động hơn

Hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số. Nhu cầu thị trường tiêu thụ được dự báo sẽ sôi động hơn. Hai nguồn cung hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Thái Lan cũng dự kiến gia tăng xuất khẩu gạo trong năm nay.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phục hồi mạnh

Mặc dù chững lại so với quý trước đó nhưng xuất khẩu (XK) thủy sản sang Mỹ trong quý 3/2021 vẫn tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản tại thị trường này đang hồi phục rất mạnh do nguồn cung trong nước thấp…

Nhập khẩu hạt điều từ Campuchia quá lớn có đáng lo?

Việc nông sản của Campuchia ồ ạt vào Việt Nam - có nền nông nghiệp và xuất khẩu (XK) nông phẩm tiềm năng, truyền thống, vị thế cao trên thương trường thế giới - về tổng thể là không thuận. Hiện tượng này sớm muộn sẽ gây áp lực đối với đầu ra cho nông sản của Việt Nam, nhất là với XK.