Những mẩu chuyện thú vị về các nhà văn nổi tiếng

Năm 1934, Chế Lan Viên trọ học ở một ngôi chùa gần sông Thị Nại, thuộc thành Bình Định tại Trường Quốc học Quy Nhơn. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm cũng từ Quảng Ngãi vào học trường này. Tuy học cùng trường nhưng khác lớp, Nguyễn Viết Lãm học trước Chế Lan Viên một năm. Do cả hai đều yêu mến văn chương nên chỉ một lần gặp nhau là trở thành đôi bạn thân thiết ngay.

Trưng bày các tác phẩm văn học công nhân

Mới đây, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Thư viện Quốc gia đã phối hợp trưng bày các tác phẩm về đề tài văn học công nhân.

25 năm - một chặng đường cùng Báo Xây dựng

Vinh dự được về công tác tại Báo Xây dựng từ tháng 12/1997, khi mà nhóm cán bộ, phóng viên đầu tiên đầu quân về tờ báo Ngành, chuẩn bị bước đầu tiên của đề án ra mắt số báo đầu. Cùng với những bài viết trên số báo đầu tiên, những phóng viên trẻ chúng tôi khi đó được trưởng thành cùng tờ báo. Đón nhận niềm vui trong ngày kỷ niệm 25 năm không ít kỷ niệm lại ùa về.

Vài kỷ niệm với nhà văn Xuân Cang-Một người anh

Nhà văn Xuân Cang sinh năm 1932, quê Gia Lâm, Hà Nội; hội viên Hội Nhà văn VN, qua đời ngày 19.3.2019. để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp bao kỷ niệm.

Từ khi Đảng ta ra đời, hơn 90 năm qua đã có nhiều tác phẩm văn học xuất sắc, nhiều nhà văn viết về Đảng với niềm kính trọng, tin yêu. Viết ở hậu phương, viết ngoài mặt trận, viết trong khoảng lặng giữa hai trận đánh, trong tư thế người chiến sĩ. Đảng là người lãnh đạo, là đồng chí, anh em, là người con trung thành, vĩ đại của dân tộc: 'Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay' (Tố Hữu); 'Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười' (Chế Lan Viên)...

Nhà văn Vũ Tú Nam và câu chuyện 'Văn Ngan tướng công'

Thủa còn học ở trường làng, tôi say mê 2 cuốn sách viết cho thiếu nhi là 'Dế mèn phiêu lưu ký' của nhà văn Tô Hoài và 'Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công' của nhà văn Vũ Tú Nam. Bao nhiêu năm trôi qua, không chỉ cách viết hấp dẫn, lôi cuốn, mà càng ngày tư tưởng nhân văn sâu xa từ các nhân vật trong 2 cuốn truyện càng thấm đẫm trong tôi.

Đoàn kết như thời Việt Minh

Năm 1941, Hội nghị Trung ương lần thứ 8, họp tại bản Khuổi Nậm (huyện Hà Quảng, Cao Bằng) quyết định việc thành lập Mặt trận Việt Minh. Nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Hoàng Quốc Việt đã dành một số trang về hội nghị lịch sử này trong cuốn hồi ký 'Chặng đường nóng bỏng' (Xuân Cang ghi - NXB Lao Động 1985), dưới đây là đoạn trích về diễn biến của hội nghị:

Văn học công nhân

Nước ta là nước nông nghiệp và phải trải qua nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm. Vì thế, cũng dễ hiểu khi mà nhân vật trung tâm của văn chương viết bằng chữ quốc ngữ là người nông dân và người chiến sĩ.