An Giang hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống

Nhờ hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị… các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề và làng nghề truyền thống có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của tỉnh. Để phát triển bền vững và khai thác tiềm năng các làng nghề, tỉnh có nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại, khó khăn cũng như đẩy mạnh kết nối cung cầu, rộng mở đầu ra cho các sản phẩm.

An Giang tham dự Lễ hội Sen Đồng Tháp lần I/ 2022

Sáng 19/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tham dự Lễ hội Sen Đồng Tháp lần I/2022 tại quảng trường Văn Miếu (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Đường hoa Nguyễn Huệ TP.HCM mang nhiều dấu ấn công tác chống dịch

Tối 29/1, tức 27 Tết, TP.HCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022 với chủ đề 'Xuân quê hương, ấm tình nhân ái'.

Bay xa tinh dầu trái chúc Bảy Núi

Bằng sự đam mê nghiên cứu và sáng tạo, chị Châu Hải Yến (giáo viên Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Tri Tôn) đã sản xuất thành công nhiều sản phẩm từ trái chúc, như: tinh dầu, xà bông, nước rửa tay, nước rửa chén, serum dưỡng tóc hương chúc... góp phần mở ra hướng đi mới cho giống cây đặc sản nổi tiếng vùng Bảy Núi.

'Mở lối' cho cây đặc sản

Là cây đặc thù, thích nghi tốt với thời tiết khắc nghiệt của vùng Bảy Núi, cây chúc còn gắn liền với sự phát triển của vùng đất này. Từ loài cây được bà con dân tộc thiểu số Khmer trồng quanh nhà để xua rắn và làm thuốc, nay cây chúc trở thành loại gia vị hấp dẫn trong nhiều món ăn, hay được chiết xuất thành tinh dầu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đây là hướng đi mới, không chỉ góp phần bảo tồn loại cây đặc sản, mà còn giúp đa dạng hóa các sản phẩm từ cây chúc, nâng cao thu nhập cho người dân.