Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất hàng dệt may trị giá gần 30 triệu USD tại Nam Định

Công ty TNHH Sanbang (Singapore) vừa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm dệt may tại Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Nam Định hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm dệt may của miền Bắc

Trong bối cảnh cơ cấu ngành dệt may Việt Nam hiện vẫn còn mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất (do hai khâu ở đầu và cuối chuỗi là sợi và may có quy mô phát triển rất lớn, trong khi dệt và nhuộm vẫn là nút thắt trong nhiều năm qua) thì thực tế cho thấy Nam Định ngày càng tăng thêm vị thế, sức hút đối với các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp ở công đoạn dệt nhuộm, sản xuất vải. Qua đây khẳng định tầm nhìn, bước đi đúng hướng đưa Nam Định trở thành trung tâm dệt may của miền Bắc, đóng góp chung cho sự phát triển ổn định của ngành dệt may Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khai thác tiềm năng, tạo đột phá phát triển kinh tế ven biển ở Nam Định

Tỉnh Nam Định hiện đang tập trung phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng ven biển, nhằm hình thành nên vùng kinh tế biển - một trong ba vùng động lực phát triển theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thêm một 'ông lớn' Trung Quốc đầu tư Dự án sản xuất sợi và dệt nhuộm tại Nam Định

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án cho Công ty TNHH Huajin Textile Printing And Dyeing của nhà đầu tư Jinnor (Hong Kong) Limited để sản xuất sợi và dệt nhuộm tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.

Đừng để doanh nghiệp dệt may gặp khó vì thiếu hụt nguồn cung nội địa

Ngành dệt may Việt Nam đang có sự mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất, nhất là hạ tầng cho khâu dệt nhuộm và sản xuất vải cùng các nguyên phụ liệu khác vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, phải xem việc chuyển dịch đầu tư vào phần cung thiếu hụt ở ngành hàng xuất khẩu chủ lực này là một nhu cầu bức thiết, đừng để các doanh nghiệp gặp khó vì nguồn cung trong nước đang 'tự lấy đá ghè chân mình'.

Vốn FDI chảy mạnh vào dự án dệt may

Sau một thời gian trầm lắng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành dệt may dần sôi động trở lại.

Nam Định đón thêm dự án dệt may có tổng vốn gần 1.500 tỷ đồng

Theo giấy chứng nhận, dự án đầu tư do công ty Yi Da Denim Mill (VN) Co., LTD thực hiện thuộc lĩnh vực dệt may, có tổng vốn đăng ký đầu tư 1.467 tỷ đồng, tại Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Doanh nghiệp Hồng Kông rót gần 1.500 tỷ đồng xây nhà máy tại Nam Định

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Yi Da Denim Mill để sản xuất các sản phẩm dệt may tại khu công nghiệp dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).