Tài sản vô giá của người Hà Nhì

Nếu từng tới huyện Mường Nhé - mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, bạn hãy dừng chân tham quan và nghe những câu chuyện về đời sống của cộng đồng người Hà Nhì. Khi ấy, bạn chắc chắn sẽ được nghe nhiều câu chuyện về rừng, bởi với người Hà Nhì rừng chính cuộc sống, là tài sản vô giá...

Bất cập quản lý bảo vệ rừng giáp ranh

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng trái pháp luật tại khu vực rừng giáp ranh xã Huổi Lếch (huyện Mường Nhé) với bản Nậm Ngà, xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Nghịch lý là, sau điều chỉnh địa giới hành chính giữa 2 huyện Mường Nhé và Mường Tè, nhiều hộ dân thuộc xã Tà Tổng quản lý vẫn đang sinh sống trên địa bàn xã Huổi Lếch khiến công tác quản lý bảo vệ rừng của chính quyền địa phương gặp không ít vướng mắc.

Giữ bình yên, no ấm cho Nhân dân

Tuyến biên giới trên địa bàn huyện Mường Nhé dài hơn 130km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Trung Quốc; trong đó tuyến Việt - Lào dài hơn 90km. Dọc tuyến biên giới có 5 đồn biên phòng đứng chân, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước, quân đội, địa phương và Nhân dân giao phó.

Chính sách hợp lòng dân (bài 3)

Bài 3: Để chính sách phát huy hiệu quả tối ưuĐBP - Chính sách chi trả DVMTR đã và đang mang lại hiệu quả to lớn, là động lực để nhiều hộ dân sống, gắn bó với rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai chính sách vào cuộc sống vẫn còn gặp một số khó khăn: Còn nhiều diện tích rừng chưa đủ điều kiện chi trả; vẫn còn tình trạng sử dụng tiền DVMTR chưa hiệu quả; sự chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực… Để chính sách chi trả DVMTR phát huy hiệu quả tối ưu thì những hạn chế, bất cập cần sớm được giải quyết dứt điểm.Bài 1: Tăng dày 'lá phổi xanh'Bài 2: Góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Cùng nhân dân xây dựng biên giới vững mạnh

ĐBP - Những năm qua, Đồn Biên phòng Sen Thượng (xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé) đã tích cực triển khai các hoạt động hướng về Nhân dân khu vực biên giới, nhất là chú trọng giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững bằng những cách làm linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Qua đó góp phần củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng 'thế trận lòng dân' vững chắc.

Hiệu quả từ một chính sách phù hợp

ĐBP - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến đời sống người dân khu vực có rừng trên địa bàn tỉnh. Nguồn tiền này giúp người dân thêm nguồn thu nhập, góp nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cộng đồng. Đặc biệt là sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Mường Nhé

ĐBP - Sau hơn 10 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé đã có nhiều chuyển biến tích cực. Người dân không còn xem việc bảo vệ rừng là của riêng lực lượng bảo vệ rừng như trước kia mà đã gắn trách nhiệm của từng cá nhân, nhóm hộ và cộng đồng.

Tận hiến cho Đảng, cho dân

ĐBP - Địa danh Điện Biên được vua Thiệu Trị đặt năm 1841. 'Điện' nghĩa là vững chãi, 'Biên' là biên ải, với mong muốn biên giới của đất nước ta luôn vững chãi, ổn định. Trải qua dặm dài lịch sử, đặc biệt là từ khi có Đảng lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang cùng nhân dân các dân tộc Điện Biên đã giành từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Trong đó, một lực lượng không thể không nhắc tới, đó là Bộ đội Biên phòng - những người lính mà nhiệm vụ xuyên suốt là 'giữ vững vùng biên ải'...

Đồn Biên phòng Sen Thượng xây dựng thế trận biên phòng vững chắc

Đồn Biên phòng Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới dài trên 24km, với 8 cột mốc. Để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc, Đồn đã tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp hiệu quả, trọng tâm để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục đến cán bộ, nhân dân khu vực biên giới các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về biên giới và bảo vệ biên giới quốc gia.

Chính sách chi trả DVMTR: Lợi cả đôi đường

ĐBP - Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ góp phần cải thiện cuộc sống người dân ở các cộng đồng dân cư giáp ranh với rừng mà còn mang lại đa lợi ích. Khi rừng được bảo vệ, quản lý tốt thì các đơn vị sử dụng DVMTR, như: Nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp cũng được hưởng lợi nhờ vào khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước của môi trường rừng.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống

ĐBP - Đổi thay quan trọng nhất khi triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh ta đó là ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên rõ rệt. Cùng với đó, việc được thụ hưởng trực tiếp từ chính sách đã góp phần quan trọng tạo thêm thu nhập ổn định giúp người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Phát huy sức dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới

ĐBP - Huyện Mường Nhé có 11 xã, trong đó có 6 xã biên giới (Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải, Leng Su Sìn, Sen Thượng, Sín Thầu, với 8.599 hộ và 47.229 nhân khẩu). Ðịa bàn huyện có 2 tuyến biên giới dài hơn 132,1km; trong đó biên giới Việt - Lào dài 91,303km và Việt - Trung dài 40,861km; có nhiều đường tiểu ngạch, lối mòn qua lại khu vực biên giới. Những năm qua, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều vụ việc phức tạp, như: Hoạt động thành lập 'Nhà nước riêng'; di dịch cư tự do; xuất cảnh trái phép; buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy; khiếu kiện vượt cấp; tranh chấp đất đai, phá rừng... ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và bảo vệ vững chắc biên giới.

Nhân dân biên giới tin tưởng vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới, hải đảo đang hướng về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với niềm tin tưởng tuyệt đối. Tất cả đều mong mỏi, kỳ vọng đại hội sẽ đưa ra những định hướng, quyết sách đúng đắn, tạo bước đột phá cho sự phát triển của đất nước trong nhiệm kỳ tới.

Rừng xanh, đất lành

ĐBP - Lẽ ra hôm nay già làng Khoàng Chang Phạ, bản Tả Khoa Pá, xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé) vẫn cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn đi tuần tra, bảo vệ rừng như thường lệ, nhưng do có hẹn với khách nên ông ở nhà.

Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân

ĐBP - Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo. Qua đó, nhiều vụ việc, đặc biệt các vụ việc khiếu nại kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, đảm bảo quyền lợi cho người dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý điều hành của chính quyền và góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Góp sức bảo vệ đường biên, cột mốc

ĐBP - Chưa tới 5 giờ sáng, những giọt sương vẫn còn đọng trên lá nhưng gian bếp nhà ông Pờ Xuân Chừ, người uy tín bản Tả Ló San, xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé) đã le lói ánh đèn, nghi ngút khói tỏa... Với hành trang là nắm xôi, gói muối vừng, dao phát, ông Pờ Xuân Chừ lại tiếp tục công việc rất đỗi quen thuộc là độc bộ xuyên rừng vượt suối vừa để kiểm tra khu vực rừng gia đình ông nhận khoanh nuôi, bảo vệ, vừa phát cỏ, dọn dẹp đường mòn tới mốc, kiểm tra, lau dọn mốc biên giới.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Điện Biên: Hiệu quả '3 trong 1'

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Điện Biên phát huy hiệu quả '3 trong 1,' đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên đã triển khai có hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng, hướng phong trào thi đua vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Lính biên phòng '3 bám, 4 cùng' nơi biên giới

ĐBP - Cùng với tuổi trẻ cả nước, những người lính trẻ mang quân hàm xanh luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới của Tổ quốc. Những năm qua, tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh luôn phát huy vai trò xung kích, sáng tạo thực hiện phương châm '3 bám, 4 cùng' (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào), góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, bảo vệ bình yên vùng biên cương Tổ quốc, là chỗ dựa tin cậy của đồng bào các dân tộc.

Giúp đồng bào biên giới ổn định cuộc sống

Thực hiện tốt phương châm 'ba bám, bốn cùng' cho nên những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 455 km đường biên giáp hai nước: Lào, Trung Quốc, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, mà còn góp phần quan trọng giúp nhân dân thuộc 16 dân tộc ở 29 xã biên giới phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Bởi vậy, với đồng bào vùng cao biên giới tỉnh Điện Biên, mỗi cán bộ, chiến sĩ biên phòng đều gần gũi, thân thiết như những người con của bản làng…

Ðể 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'

ĐBP - Những năm qua, thực hiện phương châm 'Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra', các cấp chính quyền huyện Mường Nhé đã quan tâm chỉ đạo triển khai quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở bằng những chương trình, hành động cụ thể gắn với đời sống nhân dân. Từ đó, đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.