Sứ mệnh chấn hưng văn hóa dân tộc

Ngày 19/9/1954, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm Lời căn dặn tại Đền Hùng, những lời ấy đã khắc sâu vào tâm khảm dân tộc, trở thành ngọn lửa bất diệt trong lịch sử nước nhà. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày này, chúng ta không chỉ tưởng nhớ một sự kiện trọng đại mà còn lắng lòng cảm nhận từng giá trị thiêng liêng mà Bác đã trao gửi: 'Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.' Đây không chỉ là một lời nói lịch sử, mà là tiếng gọi từ trái tim, truyền lửa cho từng người dân Việt Nam, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển văn hóa, đất nước.

Cẩm Thủy phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư

Huyện Cẩm Thủy hiện có 91 người có uy tín (NCUT), trong đó dân tộc Dao 6 người, dân tộc Mường 71 người, dân tộc Kinh 13 người. Những năm qua, đội ngũ NCUT trên địa bàn huyện đã phát huy vai trò trong việc tuyên truyền, vận động cộng đồng gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường ở Thanh Sơn

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Thanh Sơn gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Giữ bản sắc văn hóa dân tộc

'Văn hóa còn thì dân tộc còn và ngược lại, văn hóa mất thì dân tộc mất' bởi văn hóa chính là hồn cốt tinh thần của dân tộc. Ðó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị toàn quốc về văn hóa tháng 11/2021. Nhiệm vụ chăm lo, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa dân tộc cần được mỗi người Việt Nam tham gia thực hiện, bảo vệ sự đa dạng của văn hóa, truyền thống của dân tộc, các vùng miền.

Chương trình 60+: Chính sách tiếp sức nghệ nhân bảo tồn di sản

Trong quá trình gìn giữ, bảo tồn di sản, không thể không nhắc tới vai trò của nghệ nhân - những người trực tiếp nắm giữ tri thức thực hành di sản văn hóa. Tuy nhiên, với thu nhập eo hẹp, hiện đời sống của các nghệ nhân đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong dòng chảy xu thế giao lưu hội nhập, nhiều nghệ nhân lớn tuổi vẫn đau đáu, loay hoay tìm lối đi cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

'Báu vật' linh thiêng của người Khmer

Kinh lá buông là một loại sách cổ quý hiếm, được ghi chép phục vụ mọi sinh hoạt trong đời sống thế tục và tín ngưỡng tôn giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông vẫn tồn tại và được người Khmer xem là những 'báu vật' linh thiêng, cần được gìn giữ, phát huy.

Sắp diễn ra hội thảo - triển lãm thiết kế quốc tế

Hội thảo - triển lãm thiết kế quốc tế sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 27/9/2024, tại Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.

Tự hào những ngôi trường mang tên nhân vật lịch sử

Cà Mau, vùng đất tận cùng của dải đất hình chữ S, không chỉ nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có truyền thống lịch sử hào hùng. Nỗ lực gìn giữ và phát huy truyền thống cách mạng, nhiều ngôi trường ở Cà Mau được đặt tên theo các anh hùng liệt sĩ; các vị lãnh đạo nghĩa quân yêu nước. Đây không chỉ là nơi truyền thụ tri thức mà còn là cầu nối giữa quá khứ hào hùng và hiện tại, là biểu tượng của lòng kính trọng, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ noi theo và tiếp nối.

Kon Tum: Nỗ lực 'giữ lửa' nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Jrai và Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum là vấn đề cấp thiết hiện nay. Hiểu được vấn đề này, nhiều chị em, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây đang tích cực phát huy nghề truyền thống để phát triển kinh tế cũng như gìn giữ bản sắc văn hóa.

Người Khơ Mú gìn giữ nghề đan lát

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Khơ Mú huyện Than Uyên luôn gìn giữ nghề đan lát truyền thống. Qua đó, không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân mà còn góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến phát triển sản phẩm du lịch mới ở địa phương.

Tấm tình nghệ sĩ Không chỉ lấp lánh nơi thánh đường

Tấm tình nghệ sĩ luôn được gìn giữ, phát huy,... không chỉ lấp lánh trong mỗi vở diễn, vai diễn trên thánh đường mà còn ngát hương ở bất cứ đâu.

Những người 'giữ hồn' cho lồng đèn trung thu truyền thống

Người theo đuổi nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống ở Bạc Liêu thể hiện sự tâm huyết, tình yêu và kiên trì với nghề.

Những người 'giữ hồn' cho lồng đèn truyền thống

Nhiều năm trở lại đây, với sự thay đổi của cuộc sống, các hộ còn 'trụ' lại với nghề làm lồng đèn truyền thống từ giấy kiếng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Gìn giữ nét đẹp Trung thu qua đồ chơi truyền thống

Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Quyết tâm bảo vệ nguồn lợi cá đồng

'Thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh, địa phương đã ra quân quyết liệt, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Ðặc biệt, các đoàn thể giữ vai trò nòng cốt, công an là chủ công. Xã đã xây dựng văn bản, kế hoạch phát động phong trào thi đua, làm sao nâng cao ý thức của người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi cá đồng là chính, chứ không phải xử phạt là chính', ông Trần Hữu Trí, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết.

Từ dự án tái định cư đến câu chuyện về gìn giữ văn hóa và phát triển cho vùng đồng bào DTTS

Với mục tiêu nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phát triển, một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất triển khai các dự án tái định cư kết hợp với bảo tồn văn hóa. Theo đó, ý tưởng biến một giải pháp xã hội thành một mô hình phát triển bền vững cho đồng bào DTTS đang nhận được sự quan tâm không chỉ của người dân mà cả những người làm văn hóa và du lịch.

Tôn vinh áo dài Việt Nam tại Thụy Điển

Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển mong rằng CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại Thụy Điển sẽ giúp gìn giữ văn hóa áo dài trong cộng đồng người Việt tại địa bàn, quảng bá hơn nữa hình ảnh áo dài đến với người dân sở tại, góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước.

Đưa áo dài Việt Nam đi khắp năm châu

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển (1969-2024), được sự đồng ý của Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam, Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tại Thụy Điển vừa chính thức được thành lập.

Tết Trung thu của cộng đồng người Việt tại Singapore

Lễ hội Trung thu 2024 đã diễn ra hôm qua (15/9) trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, thu hút đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Singapore cũng như bạn bè quốc tế đến tham dự, cùng nhau gìn giữ và quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam, hướng về cội nguồn dân tộc.

Đong đầy yêu thương Tết Trung thu của cộng đồng người Việt tại Singapore

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, chiều tối 15/9 (theo giờ địa phương), Lễ hội Trung thu 2024 đã diễn ra trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, thu hút đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Singapore cũng như bạn bè quốc tế đến tham dự. Sự kiện do Ban liên lạc Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore tổ chức nhằm gìn giữ văn hóa dân tộc, gắn kết cộng đồng và cùng nhau hướng về nguồn cội.

'Đi giật lùi' giữ hồn làng gốm Chăm cổ xưa nhất Đông Nam Á

Bà Trượng Thị Gạch, 80 tuổi, dành cả cuộc đời làm gốm Chăm ở làng Bàu Trúc, góp phần gìn giữ nghề làm gốm lâu đời nhất Đông Nam Á tồn tại đến ngày nay.

Cụ bà gìn giữ nét Trung thu truyền thống của người Hà Nội xưa

Ngay giữa lòng Thủ đô, tại ngôi nhà số 80B Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm), cụ bà Đoàn Kim Tuyến (cụ Thuật) năm nay 96 tuổi vẫn gìn giữ nếp xưa, tự tay bày biện một mâm cỗ Trung thu truyền thống để cả nhà được hoài niệm và con trẻ nhớ cội nguồn...

Gìn giữ nhịp chiêng của buôn

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương.

'Biệt ngữ' làng Đa Chất - Bài 1: Về làng nghe 'tiếng lóng'

Ở làng Đa Chất (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) lâu nay vẫn có một ngôn ngữ cổ kỳ lạ với tên 'Tõi Xưỡn', người trong làng bao đời nay sử dụng nó như một 'biệt ngữ'. Một số nhà ngôn ngữ học đánh giá, đây là sự sáng tạo độc đáo và có giá trị trong kho tàng tiếng Việt. Tuy nhiên 'biệt ngữ' làng Đa Chất lại đang đứng trước nguy cơ mai một mà chưa có phương thức để gìn giữ…

Hơn nửa thế kỉ gìn giữ ánh sáng của lồng đèn truyền thống

Những ngày cận kề tết Trung thu, không khí ở xóm lồng đèn Phú Bình càng thêm nhộn nhịp, các nghệ nhân tất bật tạo hình những chiếc lồng đèn truyền thống cuối cùng để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong mùa Trung thu năm nay.

Chú trọng gìn giữ giá trị truyền thống của Tết Trung thu

Tết Trung thu không chỉ mang đến cho trẻ em niềm vui, sự háo hức, mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhân dịp này, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Thế Mạnh, Phó Bí thư Huyện đoàn Nho Quan để cùng tìm hiểu về những nỗ lực của tuổi trẻ Nho Quan trong việc gìn giữ, lan tỏa những giá trị truyền thống trong cuộc sống hôm nay.

'Lửa ấm' từ Hội Phụ nữ Việt Nam tại Wellington, New Zealand

Là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng người Việt đang sinh sống tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chị em phụ nữ ngày càng có vai trò, ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng cũng như quan hệ hữu nghị của Việt Nam với các nước và đối tác. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu giao lưu, hỗ trợ nhau hội nhập và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hoạt động của chị em phụ nữ giống như những 'ngọn lửa ấm' lan tỏa trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Hội phụ nữ Việt Nam tại thủ đô Wellington của New Zealand là một trong những ví dụ về 'ngọn lửa ấm' đó. Ghi nhận của PV TTXVN thực hiện từ New Zealand

Phù Yên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao

Dân tộc Dao ở huyện Phù Yên có hơn 8.200 người, sinh sống chủ yếu tại một số bản thuộc các xã Mường Cơi, Tân Lang, Mường Bang, Mường Thải, Kim Bon, Huy Tường... Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện đã hỗ trợ, khuyến khích đồng bào Dao bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Người gìn giữ văn hóa Tày ở Đồng Khê

Đam mê, tâm huyết với văn hóa truyền thống, mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, bà Nguyễn Thị Vân ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn đã và đang ngày đêm tìm tòi nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng nhiều lời ru, câu hát, những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc để rồi miệt mài truyền dạy lại cho thế hệ trẻ trên địa bàn.

NSND Trần Ngọc Giàu: 'Sân khấu cải lương hiện nay chỉ đang cố để tồn tại'

Theo NSND Trần Ngọc Giàu, sân khấu cải lương còn nhiều lo ngại, vì vậy cần một chiến lược căn cơ để cải lương tồn tại và phát triển.

Gìn giữ nghệ thuật văn hóa truyền thống

Trong tâm thức văn hóa dân gian, sự phồn thịnh của Hưng Yên được so sánh với kinh đô Thăng Long 'Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến'. Đây là mảnh đất nhân khang, vật thịnh, tập trung nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc. Đặc biệt là những làn điệu nghệ thuật truyền thống cứ ngày đêm ngân vang, lúc đầy, lúc vơi như tâm tình kể chuyện, là niềm tự hào cũng như đặt ra trách nhiệm cho các cấp, ngành, các địa phương trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa quý báu đó.

Người dân tộc Tày ở Bà Rịa - Vũng Tàu bảo tồn, gìn giữ đàn Tính hát Then

Bà con dân tộc Tày ở xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng nhau gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống, đặc biệt là phong trào văn nghệ đàn Tính, hát Then.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đã đóng góp thiết thực trong gắn kết, gìn giữ và phát huy giá trị loại hình di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học.

Lễ hội Chá Mùn đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trong tháng 10/2024

Lễ hội Mường Đeng năm 2024 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Chá Mùn của người Thái, xã Yên Thắng dự kiến được huyện Lang Chánh tổ chức trong 2 ngày 18 và 19/10 tại bản Ngàm Pốc, xã Yên Thắng.

Người La Chí ở Bản Díu bảo tồn văn hóa truyền thống

Bên cạnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh thì việc bảo tồn văn hóa truyền thống luôn được cộng đồng người La Chí ở xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, chú trọng thực hiện. Điều này đã, đang góp phần tạo nên môi trường sống lành mạnh, văn minh, khơi dậy giá trị văn hóa để phát triển KT - XH, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn.

Người giữ ánh sáng cho những chiếc đèn Trung thu làng Hậu Ái

Làng Ái Hậu (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) từng được coi là thủ phủ đồ chơi trung thu truyền thống, nhưng giờ đây, chỉ còn lại một người phụ nữ vẫn đang miệt mài với nghề. Đó là bà Nguyễn Thị Tuyến. Bà Tuyến mong sẽ là người thắp sáng những chiếc đèn, cũng là ánh sáng hy vọng về bản sắc truyền thống được gìn giữ trước nguy cơ bị mai một…

Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam - Lào

Ngày 11-9, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư,

Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/9

Quyết tâm gìn giữ, vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, liên tục phát triển; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đặt vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phó Thủ tướng Thường trực dự Hội nghị Thượng đỉnh Vành đai và Con đường; Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên; Đức: Sập một phần cầu Carola ở thành phố Dresden ... là những thông tin thời sự trong nước và quốc tế có trong bản tin tổng hợp ngày hôm nay (11/9).

Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước

'Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước' là tinh thần mà nhân dân thủ đô tự hào gìn giữ suốt hàng nghìn năm qua, và đang lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi đồng bào nhiều địa phương đang gặp nạn vì bão lũ.

Gìn giữ nghề làm đầu lân truyền thống tại Thái Bình

Với sự tỉ mỉ, khéo léo và lòng yêu nghề, ông Nguyễn Tiến Khang (Tân Hòa, Vũ Thư, Thái Bình) vẫn lặng lẽ gìn giữ nghề làm đầu lân, sư tử Trung thu truyền thống, lưu giữ nét đẹp mùa trăng tròn.

Gìn giữ, phát huy truyền thống nơi khai sinh ngành Dầu khí

Hội Dầu khí Sông Hồng hoạt động tại tỉnh Thái Bình - nơi khai sinh của ngành Dầu khí Việt Nam. Mặc dù ra đời muộn và là chi hội 'mỏng' song Hội đã có nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa, đặc biệt là trong công tác gìn giữ và phát huy truyền thống dầu khí.

Trùng tu di tích: Ngẫm chuyện xưa, lo chuyện nay - Bài cuối: Để di sản không chỉ là danh hiệu

Như đã đề cập trong bài trước, việc người dân quan tâm nhiều nhất khi trùng tu di tích chùa Trầm, chùa Trăm Gian là bảo vệ để không làm mất đi giá trị văn hóa, lịch sử, không làm giảm đi tính thiêng của di tích. Yếu tố gốc phải gìn giữ…

Cộng đồng người Việt tại phía Tây-Nam nước Đức tổ chức vui hội Trăng Rằm

Chương trình Vui hội Trăng Rằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là cầu nối để đưa văn hóa Việt Nam tới gần hơn với người dân sở tại.

Gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc

Sự kết hợp các giá trị, bản sắc văn hóa của 19 dân tộc đã tạo những nét đặc trưng về văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Để duy trì và phát triển những nét đẹp văn hóa dân tộc, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã rất nỗ lực bảo tồn sự đa dạng và phong phú về các nghề truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội… Việc quan tâm gìn giữ nét đặc trưng văn hóa không chỉ góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau, mà còn là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch tại các địa phương trong tỉnh.