Hạnh phúc bên mẹ

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim mỗi người. Bởi vậy, với mỗi người, những tháng ngày còn có mẹ và được ở bên mẹ có lẽ sẽ luôn là những tháng ngày ý nghĩa và đáng nhớ nhất trong cuộc đời!

'Ơn nghĩa sinh thành 2024': Vỡ òa xúc động, ấm áp lòng tri ân

'Ơn nghĩa sinh thành 2024' là chương trình nghệ thuật trong mùa Vu Lan đã thể hiện sự tri ân đến hai đấng sinh thành, góp phần gìn giữ những giá trị nhân văn truyền thống của người Việt Nam đã diễn ra tối 15/8 tại Cung Văn hóa Việt - Xô (Hà Nội).

Mùi hương ký ức

Cuộc sống hiện đại làm chúng ta luôn quay cuồng, tất bật tưởng chừng không có thời gian để thở. Nhưng đổi lại, chúng ta được thừa hưởng sự tiện nghi nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

'Thủ phủ' thốt nốt

Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh 'thủ phủ' trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.

Mẹ và tết xưa hoài niệm

Mẹ ơi! Những ngày Tết đã cận kề, năm tháng đã cạn vơi, lòng con trống vắng, bâng khuâng nhìn sợi nắng, sợi mưa vỡ òa cùng ký ức.

Chợ Tết

Quê tôi không có những phiên chợ đặc biệt như chợ Viềng (Nam Định), chợ Âm Dương (Bắc Ninh)… nhưng phiên chợ Tết quê nhà vẫn đặc biệt trong cảm xúc của mỗi người. Tôi muốn giữ lại chút gì của những ngày chộn rộn Tết xưa trong cuộc sống hiện tại.

Gánh dây khoai lang chiều cuối năm

Chiều chủ nhật vừa rồi trên đường về quê, nhìn thấy những người nông dân vùng đồng màu đang băm nát những ngọn dây khoai lang dài để làm phân bón cho ruộng đồng sau khi thu hoạch; tôi bảo con trai dừng xe. Thấy tôi nhắc vậy, cậu ta cũng ngừng lại; rồi sửng sốt khi thấy bố mình bước xuống ruộng, cầm ngọn khoai lang mà ngắm nghía, rồi đưa mắt nhìn về nơi xa xăm nào đó…

Mùa thiên di của người

Khi những cơn mưa dầm của tháng 11 dần tắt, gió chướng bắt đầu thổi về, mang cái hanh khô, se sắt phủ tràn lên những bạt ngàn cà phê chín đỏ, đó là khi đoàn người thiên di từ khắp các ngả quê đổ về Tây Nguyên. Dù đã nhiều lần đến Tây Nguyên vào mùa gió chướng, gặp những đoàn người thiên di mùa cà phê chín, nhưng tôi vẫn có cảm xúc khó nói hết thành lời…

Mùa gặt xưa

Trong những bản nhạc viết về mùa màng Việt Nam, 2 cố nhạc sĩ Văn Cao và Phạm Duy đều có những ca khúc rất hay. Văn Cao có ca khúc Ngày mùa nổi tiếng từ rất lâu.

Dòng sông Sặt chảy mãi

Sông như một phần ký ức không thể nào quên của người dân thành phố quê tôi.

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không quen bị 'mất tự do', mệ thở dài: 'Khổ con chưa nạ!', 'Khi mô mạ khỏe lại hè?'. Mọi người động viên, bảo người già ai mà chẳng thế nhưng mệ vẫn không an lòng.

Mùa sấu chín lại về, vàng ánh lên thứ đặc sản độc nhất vô nhị trong nắng thu Hà Nội

Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, chẳng có nơi nào khiến ta thấy được vẻ đẹp của những quả sấu chín vàng, ánh lên trong nắng - thứ đặc sản độc nhất vô nhị của mùa thu Hà Nội.

Theo chân chị Neang Sâm 'gánh chợ' lên non

Mờ sáng, sương giăng trên đỉnh núi Cấm (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cũng là lúc chị Sâm kĩu kịt quang gánh men theo những con dốc đem hàng lên non bán cho 'sơn dân'...

Nhớ một làng quê cát trắng

Ai cũng có một làng quê để nhớ, để về. Tôi trở về Cửa Việt, miền quê cát trắng vào những ngày hè khi nắng nóng đang ở đỉnh điểm. Những đồi cát trắng nối tiếp nhau phản chiếu ánh mặt trời chói chang, bông nắng bay bay là là trong tầm mắt, khiến cho cái nóng như bỏng rát hơn. Những con đường cát dẫn vào làng giờ đã được bê tông hóa. Những con đường lớn mới mở dẫn vào những khu công nghiệp khiến làng quê có nhiều đổi khác. Nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên bên cạnh con đường lớn. Làng quê dẫu khác nhiều nhưng trong ánh mắt hồn hậu, trên làn da rám nắng của mỗi người dân ở đây vẫn còn nguyên nét gì đó rất riêng của những con người lớn lên trên vùng 'gió Lào cát trắng' đã thành biểu tượng của dải đất miền Trung này.

Mẹ và những ngày mùa

Những ngày mùa ở quê bao giờ cũng gợi lại trong tôi nhiều ký ức. Ký ức về rơm rạ, thóc lúa, là ruộng cày, là đon mạ non, những củ khoai tây trong nắng, trong mưa, trong giá rét... Và ký ức ấy luôn gắn với mẹ tôi - người đàn bà của làng quê Việt Nam nắng mưa vẫn tần tảo.

Gánh cả ước mơ con

Cho đến bây giờ, khi đã trưởng thành, có thể lo cho mẹ cuộc sống không phải lo toan vất vả nữa, nhưng tôi vẫn nhớ mãi những năm tháng khó khăn khi xưa. Những năm tháng mẹ khó nhọc gánh cả ước mơ tôi vượt qua bao giông gió cuộc đời…

Nhọc nhằn mưu sinh dưới nắng nóng gay gắt ở Hà Nội

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến việc mưu sinh của những người lao động ngoài trời ở Hà Nội vốn vất vả lại càng thêm nhọc nhằn...

Vẻ đẹp của sự lao động

Tết đã đi qua nhưng trên phương tiện truyền thông còn quay cảnh lễ hội chùa chiền vẫn đông nghìn nghịt người chen nhau lễ bái. Trên mạng xã hội, người ta vẫn khoe nhận lì xì, cuối năm ăn tất niên thì đầu năm cũng vài ba bữa nhậu tân niên. Đâu đó người ta vẫn bảo nhau: 'Tháng Giêng là tháng ăn chơi'.

Đời cô và đời giếng

Cô, tuổi thanh xuân của mình cô đã dâng cho Tổ quốc. Cô mải miết đi theo tiếng gọi của sơn hà nguy biến. Vai mềm con gái khoác súng đi cả ngày lẫn đêm. Cô không một chút suy tư cho hạnh phúc riêng mình. Khi đất nước hoan ca thanh bình, tuổi hoa đã qua cô chỉ còn 'một nửa', nửa kia biền biệt, hoang vắng. Có người cay nghiệt đánh tiếng 'gái lỡ thì'. Mặc miệng người, cô về làng dựng một căn nhà nho nhỏ bên bìa xóm cát trắng.

Mùa lúa hè thu...

Những cánh đồng quê tôi đang khoác lên mình màu vàng ruộm của những bông lúa chín rộ. Cả biển vàng óng ánh trải dài trong nắng thu giăng lối ngập tràn. Tôi gọi mùa lúa hè thu vì tôi nhớ lời ba tôi hồi trước có giải thích vụ lúa này, thời gian từ khi từ hạt lúa làm giống nảy mầm, rồi sạ hay cấy đến khi thu hoạch là liên quan đến cả hai mùa hè và thu.

Thương nhớ làng quê

Ai cũng có một làng quê để nhớ, để về. Tôi nhớ mình trở về miền quê cát trắng vào những ngày hè khi nắng nóng đang ở đỉnh điểm. Những đồi cát trắng nối tiếp nhau phản chiếu ánh mặt trời chói chang, cảm giác bông nắng bay bay, chấp chới trong tầm mắt.

Màu ký ức

Mỗi buổi sáng thức dậy, nhìn màn sương trắng đục phủ lên hàng cây xanh xa xa ở công viên phía trước nhà, tôi biết một ngày mới đã đến, thêm một ngày nữa đã lùi vào ký ức. Cứ như vậy, ký ức mỗi ngày một dày thêm, lưu lại những dấu ấn của thời gian với những màu sắc khác nhau.

Ngâm thơ: 'Chợ Tết' của Đoàn Văn Cừ

'Chợ Tết' là một trong những bài thơ về Tết hay nhất của Việt Nam, được thi sĩ Đoàn Văn Cừ viết năm 1939.

Xanh ký ức tre làng

Giữa bao bức bối, gió bụi phố phường, đôi khi chỉ ước được về ngồi dưới lũy tre xanh, nghe chim véo von trong trẻo. Tôi sinh ra từ xóm làng cần lao, bình dị, coi bùn đất ruộng đồng là hơi thở, bóng tre già, khúc đồng dao là tâm hồn. Lũy tre xanh kĩu kịt, mát lành vời vợi lâu nay vẫn hiện diện như một phần của nỗi nhớ quê. Nỗi nhớ cuộn về thật đằm, thật sâu, tựa men rượu chưng cất bằng tình cố hương cay nồng ngấm vào ký ức. Tre gắn bó với tôi từ thuở lọt lòng, gần gũi, thân quen, hòa vào những lắng dịu yêu thương trong lời ru của mẹ. Tre xanh, xanh tự bao giờ?/ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lự

Cùng với việc vận động nhân dân phát triển kinh tế, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Lự bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống.