Tự sự của đêm: Một góc nhạc Trịnh

Người ta nói trong nhạc có thiền, lời ca có chủ nghĩa hiện sinh và âm hưởng, triết lý Phật giáo. Nhưng với bao người nghe nhạc Trịnh gần thế kỷ qua, điều kiện đầu tiên chẳng phải là hiểu lời nhạc của ông. Vì chỉ cần đồng điệu với những nốt nhạc trầm bổng, du dương là có thể chạm vào suối nguồn làm mát trí óc và tâm hồn của mỗi chúng ta.

Hương biển

Sớm mai khi sương còn thơ thẩn vờn lượn trên đầu, bà già quê đạp xe ra biển, tự tay lựa những mẻ cá cơm tươi dong trong ghe đánh bắt vừa về từ bình minh. Số cá này, người ta gánh vào nhà cho bà, đợi rửa sạch sẽ đem muối ủ trong kiệu để làm đợt mắm mới.

Gương mặt thơ: Đỗ Trọng Khơi

Bản thân Đỗ Trọng Khơi đã là một bài thơ kỳ lạ. Là một trong mấy nhà thơ bị tàn tật từ nhỏ, anh nằm một chỗ, tự học và làm thơ.

'Dư âm' - một tình khúc đẹp

Thời kỳ đầu tân nhạc, năm 1950, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác 'Dư âm'. Lời ca thật đẹp: 'Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ/ Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ/ Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió/ Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời'…

Gương mặt thơ: Phan Tùng Sơn

Tôi rất nể những người làm báo mà vẫn làm thơ được, bởi hai cái món này nó rất nghịch nhau. Thêm nữa lại sống ở những nơi đô hội, nhộn nhịp tưởng như không còn thời gian để mà sống chậm. Làm thơ cần có thời gian để suy ngẫm, để lắng đọng cảm xúc, để quan sát, để liên tưởng. Để có bài thơ 4 câu nhiều khi phải suy ngẫm, dồn nén cảm xúc cả tháng trời.

Hội hữu nghị quốc tế Nhật Bản - nốt thăng trong giai điệu tình người

'Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…' – tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn khi những thanh âm trong trẻo của bài Diễm xưa bằng tiếng Nhật, chuẩn xác đến từng nốt, vang lên...

Kẻ Trổ - Đức Nhân: Đất và người mấy thuở...

Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước và hiếu học của cha ông từ đầu thế kỷ XX, người Kẻ Trổ trong nhiều lĩnh vực ở cả trong và ngoài nước đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, trở thành những nhân sỹ trí thức lớn.

Vẻ đẹp nào gõ nhịp không nguôi

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời cách đây đúng 20 năm, khi mới 62 tuổi. Độ tuổi như vậy ở vào thời hiện đại được xem là quá sớm khi từ giã 'cõi tạm', nhưng dường như Trịnh Công Sơn đã chuẩn bị cho sự ra đi của mình bằng cách hình dung về nó rất nhiều lần trong gia tài âm nhạc của mình.

Giữ riêng mình một trùng dương ngắt xanh

Vũ Dy sống ở nơi miền núi xa của Đắk Lắk. Bài thơ 'Giữ riêng mình một trùng dương ngắt xanh' được anh viết tặng bạn.

Lời bài hát 'Diễm Xưa' của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bản chuẩn nhất

Lời bài hát Diễm Xưa được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác với nội dung về vẻ đẹp của xứ Huế và một người con gái có tên là Diễm - người con gái nổi tiếng nhất gắn liền với tên tuổi của người nhạc sĩ tài hoa.

Nhà báo Phong Nguyên và 'Hoa của Biển'

'Mấy độ thu qua, đông lại; mấy thuở nước lớn, nước ròng, mà những bến bờ xưa cũ vẫn cứ đinh ninh đứng đợi. Đợi như đợi những nhân duyên. Ai đó nói biển là cái nôi của sự sống. Đúng quá! Ai đó nói biển là người thầy thuốc vĩ đại, tận tụy và bao dung. Cũng đúng quá! Nhưng không chỉ vậy, biển còn trìu mến vỗ về, khỏa lấp những vết thương lòng thầm kín; làm nhân chứng cho bao cuộc hò hẹn, hàn huyên. Khách đến Nha Trang, cứ tìm tới biển. Để rồi bờ bãi muôn niên lưu giữ bước chân ai. Cây cỏ tịch liêu trong không gian vời vợi, gợi nhắc khôn cùng nỗi niềm lữ thứ. Khách đi rồi tình còn ở lại…'.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và những điều thú vị về tài năng 'lẩy Kiều'

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới là người hiểu sâu sắc Truyện Kiều, đã nhiều lần 'lẩy Kiều', 'tập Kiều' một cách sáng tạo, hợp tình, hợp cảnh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và sáng tác văn học của mình. Việc 'lẩy Kiều' ở Bác thường bất ngờ và thú vị.

Thơ: Quang gánh mẹ hiền

Tác giả Ngô Hồng Cẩm

Kỷ niệm 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4//2000-1/4/2020): Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Cả cuộc đời là bản tình ca bất tử

Ngày 1/4/2020, đúng 20 năm nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn vĩnh biệt dương gian, nhưng tên tuổi và những ca khúc của ông vẫn sống mãi trong lòng khán giả Việt. Cuộc đời của ông mãi là bản tình ca nhạc họa, để rồi sau khi ông ra đi, triệu triệu con tim Việt vẫn thổn thức mỗi khi nghe 'Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi'.

Chuyện tình cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

Năm 2020 đánh dấu 70 năm ra đời ca khúc 'Dư âm' nổi tiếng của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019). Ông từng thổ lộ về bóng hồng - mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân - khiến ông xao xuyến 'đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ'.

Thơ PHẠM PHƯƠNG LAN

Đời xanh như gió

Thơ: Mùa trăng gọi về

Tác giả: Ngô Hồng Cẩm