Thúc đẩy ngoại giao văn hóa, góp phần quảng bá vẻ đẹp đất và người xứ Thanh

Ngoại giao văn hóa - như nhiều học giả đã nhận định - là một hình thức ngoại giao nhấn mạnh tới sự thừa nhận văn hóa và hiểu biết lẫn nhau. Để rồi, dựa trên nền tảng chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam - với điểm tựa là tinh thần hữu nghị và nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc - Thanh Hóa đang có cơ hội thuận lợi để thúc đẩy ngoại giao văn hóa, nhằm quảng bá vẻ đẹp đất và người xứ Thanh đến với 'xứ sở kim chi' Hàn Quốc.

Cà phê ngoại ô

Nếu không phải nhờ cái rẽ sai đường thì chắc tôi khó phát hiện ra quán cà phê ngoại ô được thiết kế bằng chất liệu gỗ thông đơn sơ, mộc mạc. Quán cà phê này tạo nên nét khu biệt so với nhiều quán khác bởi không gian mở vô cùng yên tĩnh và khung cảnh lãng mạn giữa lòng Phố núi. 'Quán cà phê ngoại ô/Căn nhà gỗ bộ bàn ghế thấp nhỏ/Mảnh vườn tối với những pho tượng cổ/Bức sơn dầu đã cũ/Nắng chiều phố vắng ven sông' (Quán cà phê ngoại ô-Lưu Quang Vũ).

Kiểm định chất lượng khối ngành nghệ thuật: Khó trăm bề

Nhiều cơ sở giáo dục ĐH cho rằng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) các chương trình đào tạo thuộc khối ngành nghệ thuật.

'Nhân kiệt địa linh thiên cổ tại'

Thanh Hóa - 'vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lịch sử' (nhận định của GS Ngô Đức Thịnh) - vốn được định hình từ rất sớm và có địa thế hết sức đặc biệt. Đây không chỉ là một trong những nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa của cộng đồng người Việt cổ; mà cộng đồng cư dân Thanh Hóa còn có những nét khu biệt, độc đáo, được bảo lưu lâu dài và ít xáo trộn dù trải qua nhiều biến thiên lịch sử. Tất cả những đặc điểm địa lí, văn hóa, lịch sử, xã hội ấy đã tạo nên những sắc thái độc đáo của văn hóa xứ Thanh, cũng là góp phần hun đúc nên một phần tính cách của con người Thanh Hóa.