Các công ty may mặc và các nhà sản xuất thiết bị điện tử ở châu Á đang cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhu cầu từ khách hàng của họ trên toàn cầu đang suy yếu khi lạm phát tăng mạnh.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc từ bán lẻ cho đến sản xuất công nghiệp giảm sâu trong tháng 4 khi các lệnh phong tỏa kiểm soát đại dịch Covid-19 được triển khai rộng rãi ở nhiều thành phố. Điều này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể tăng trưởng âm trong quí 2 này.
Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc giảm về mức thấp nhất trong 17 tháng khi dịch Covid-19 lan đến thủ đô Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại giới chức trách sẽ sớm triển khai lệnh phong tỏa nghiêm ngặt giống như ở Thượng Hải, khiến nền kinh tế bị tác động nặng nề hơn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã phải ra tay can thiệp bằng cách hạ tỷ lệ dự trữ ngoại hối ở các ngân hàng để bơm thêm đô la ra thị trường.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải trả giá khi lệnh phong tỏa kiểm soát đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến gần 400 triệu người, gần 1/3 dân số của nước này.
Thành phố Tây An ở Tây Bắc Trung Quốc sẽ áp dụng quy định hạn chế đi lại đối với người dân và siết hoạt động kinh doanh trong 4 ngày, sau khi phát hiện một số ca mắc Covid-19.
Ước tính gần 400 triệu người tại Trung Quốc đang trong cảnh phong tỏa ở các mức độ khác nhau, trong lúc đợt bùng phát Omicron bắt đầu đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chỉ trong chưa đầy một tuần, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã lần thứ ba phát đi cảnh báo về nguy cơ đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cho thấy quan ngại của Bắc Kinh về triển vọng kinh tế khi các lệnh phong tỏa được dựng lên, làm đứt gãy sản xuất và tiêu dùng.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 25/1 công bố số liệu kinh tế năm 2021 với tăng trưởng GDP đạt 4%, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ từ mức -0,9% của năm 2020 và đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra...
Chỉ riêng phần tăng thêm (12.000 km) của Trung Quốc cũng lớn hơn tổng chiều dài đường sắt cao tốc của Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Phần Lan cộng lại (11.954 km)...
Khi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang bắt đầu lắng dịu, Trung Quốc lại thêm một lần nữa bùng phát Covid-19.
Các chuyên gia cho rằng nguy cơ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và lạm phát tăng cao là những trở ngại lớn nhất đối với đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2022.
lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron bắt đầu gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ khi sức chi tiêu của người dân có dấu hiệu giảm sút với số người dùng bữa tại các nhà hàng giảm nhanh và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời so số ca nhiễm tăng vọt.
Trong khi các nước trên thế giới bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát, Trung Quốc vừa thông báo hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 20 tháng qua để vực dậy tăng trưởng.
Theo tờ The Economist (Anh), biến thể Omicron có thể gây ra sự gián đoạn mới và đặt ra một bài kiểm tra cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc có thể chuyển trọng tâm sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vào năm tới sau khi chấn chỉnh ngành bất động sản, giáo dục, công nghệ và sử dụng than đá năm 2021.
Trung Quốc không phải là nền kinh tế lớn duy nhất của châu Á đối mặt với khủng hoảng năng lượng. Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong những tháng tới vì trữ lượng than tại hầu hết các nhà máy điện của nước này đã giảm xuống mức cực kỳ thấp.
Trong lịch sử Thế vận hội, từ năm 1960 tới nay ngân sách chưa bao giờ được 'cân bằng' và cũng chưa một nước nào duy trì được mức ngân sách dự phóng ban đầu.
Kể từ cuối tháng 5 đến nay, ngân hàng đầu tư lớn nhất Nhật Bản Nomura đã phải chứng kiến hơn 20 nhân viên cấp cao khu vực châu Á xin nghỉ việc. Tình trạng này được đánh giá là do những thiếu sót trong chính sách đãi ngộ và mức lương của Nomura.
Kể từ cuối tháng 5, Nomura - ngân hàng đầu tư lớn nhất Nhật Bản - chứng kiến 20 nhân viên cấp cao khu vực châu Á nghỉ việc.
Vụ phá sản của quỹ đầu cơ Archegos Capital Management (Mỹ) của doanh nhân Bill Hwang khiến các ngân hàng toàn cầu thua lỗ tới 10 tỷ USD. Đây là số liệu đã được cập nhật sau khi các ngân hàng Nomura (Nhật Bản) và UBS (Thụy Sĩ) công bố số tiền thiệt hại cao hơn dự kiến.
Thông báo của nhà sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc cho biết họ đã ngừng sản xuất tại nhà máy ở thành phố cảng Asan, nơi chiếm 7% doanh thu của hãng, với lý do nguồn cung chất bán dẫn gặp vấn đề.
Baoquocte.vn. Giá cà phê các loại đồng loạt suy yếu, do ảnh hưởng tiêu cực từ vụ sụp đổ của Công ty đầu tư Archegos chuyên cho vay để thực hiện các giao dịch phái sinh cổ phiếu, kéo theo khoản thua lỗ rất lớn của Ngân hàng Nomura và Credit Suisse, khiến các mặt hàng đầu cơ ưa thích của các quỹ này bị bán tháo.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá đường và các mặt hàng cà phê đồng loạt suy yếu, do ảnh hưởng tiêu cực từ việc quỹ phòng hộ Archegos bị margin call lên đến hơn 20 tỷ USD, kéo một khoản thua lỗ rất lớn của ngân hàng Nomura và Credit Suisse, khiến cho các mặt hàng đầu cơ ưa thích của các quỹ này bị bán tháo.
Các ngân hàng toàn cầu có thể mất hơn 6 tỉ USD từ sự sụp đổ của Công ty đầu tư tài chính Archegos Capital - Mỹ và các nhà quản lý, đầu tư lo ngại tình hình có thể gây ảnh hưởng rộng lớn hơn nữa
Các ngân hàng Nomura của Nhật Bản và Credit Suisse của Thụy Sỹ đã cảnh báo về những thiệt hại lớn từ việc cho Archegos vay để tiến hành các giao dịch chứng khoán phái sinh.
Theo thông báo ngày 10/12 của Bộ Tư pháp Mỹ, Quỹ nạn nhân Madoff sẽ chi trả cho hơn 30.000 người trên toàn thế giới là những người bị Maddoff lừa đảo đầu tư trong gần 40 năm kể từ năm 1970.
Kinh tế châu Âu phục hồi, tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cùng với tình hình căng thẳng tại Trung Đông sẽ khiến đồng euro tăng giá trong năm 2020.
Thỏa thuận 'ngừng bắn' vừa đạt được trong thương chiến sẽ nới thêm 'khoảng thở' cho kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang đối mặt với tăng trưởng chững lại và rắc rối chính trị ở Hong Kong.
Trong báo cáo chính sách tiền tệ quý III công bố ngày 16/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cho biết sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng để ngăn chặn lạm phát tăng mạnh hơn nữa.
Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc trở về gần mức 'đáy' của 16 năm, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức tăng của tháng trước đó 0,6%.
Trước ảnh hưởng của căng thẳng thương mại với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trong quý III/2019 chỉ đạt mức tăng trưởng 6%, mức yếu nhất trong gần 30 năm.
Mấy tháng gần đây, Nhân dân tệ trượt giá mạnh so với USD do căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang...