Nhà thơ Hoa Mai và con đường về lại tuổi thơ

Nhà thơ Hoa Mai viết chưa lâu nhưng chị đã dần khẳng định dấu ấn văn chương và định vị mình trong đời sống văn học thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Trước khi đến với thơ thiếu nhi, Hoa Mai đã công bố hàng loạt các tác phẩm thơ, tùy bút và tiểu thuyết để lại những ấn tượng đẹp trong lòng bạn đọc, bạn viết xa gần.

Màu tháng 5: Nắng khai sinh

Tháng 5, sợi nắng đã đủ cứng cáp để vào hạ, bầu trời cũng không còn ảm đạm, khuất lấp bởi sương mờ, không gian chưa tới độ hầm hập nung rang nhưng cũng chẳng còn sự dễ chịu của tiết xuân. Tháng 5, mùa hạ đã vững chãi từng nhịp bước của nắng, của gió, của bình minh trong trẻo, của hương sắc các loài hoa, của hoàng hôn rực đỏ và có cả những cơn mưa rào đầu hạ thấm đẫm...

Mầm non lá mới

Trên khắp các con phố, đâu đâu cũng thấy những mầm non nhu nhú trên những cành cây khẳng khiu trơ trụi hay trên những cành xanh lá mới. Sự biến chuyển của thời tiết Hà Nội tạo nên sự kỳ diệu về sắc màu của cây cối.

Đợi mùa măng le

Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...

Tháng Ba trở lại

1. Hơn một ký ức lãng đãng mà nồng nàn bởi mùa xuân đã chớm chín với khoảng trời thoang thoảng tím hương xoan quê nhà và cây gạo nhóm lửa giữa đồng sau đêm đom đóm thắp đèn tra hạt ca dao lấm tấm. Tôi nhớ, lại nhớ một sợi thơ vương vào tuổi học trò khi không còn ngây thơ lắm nữa. 'Đom đóm bay ra hoa gạo đỏ/ Mẹ ở nhà đã cất áo bông...'. Thi sĩ Hữu Thỉnh bắc nhịp cầu thương mẹ từ vết xích xe tăng vào chiến dịch như thế. Đàn đom đóm. Nhấp nháy. Hoa gạo. Thấp thỏm. Mẹ. Chiếc áo bông chần cũ kỹ mẹ mang suốt mùa đông giá lạnh nay mới được cởi ra phơi nắng để cất vào rương.

Hương tháng Ba

Tháng Ba hiện diện khi nàng Xuân còn bịn rịn chưa nỡ quay gót rời đi, ngoái nhìn vạt nắng đung đưa hửng lên vội vã thoảng trong vài ngày, xen kẽ mưa bụi tiếc nuối cầm tay cái rét rải buốt ngang trời.

Mùi Tết

Chưa đến tháng Giêng mà hương Tết đã man mác phố. Hà Nội rét đậm từ tháng Chạp. Thảng hoặc đâu đó đã bắt gặp một nhánh đào xuân chín sớm, nhu nhú bông khoe sắc hường trên góc phố, chênh chao sau xe hàng cô bán hoa làm nhòe một vạt nắng ửng đông.

Tết về lại nhớ món canh lưỡi long Phú Yên

'Mấy đứa nhỏ sắp về tết rồi, ông nhớ chăm bụi lưỡi long cho tốt nhen. Tụi nhỏ ghiền món đó lắm'. Bà Sáu vừa mở tờ lịch vừa nói vọng sang chồng. Cả 2 đứa con đều đi làm xa, năm chỉ về nhà vài dịp nên mỗi lần về là bà tranh thủ chiều ý con. Nhất là con bé Đăng, nó mê canh lưỡi long.

Mùa hoa cải lấp lánh

Những ngày cuối năm. Tôi trở về thăm thẻo đất quê đã nuôi tôi từ tấm bé. Lúc đi ngang triền đê, tôi dõi mắt nhìn xuống phía dưới bờ bãi, một màu vàng rực đập vào mắt. Gam màu vàng rất đỗi thân quen. Ký ức dội lại trong tôi thì thầm: Màu hoa cải! Màu hoa đã để lại trong tôi biết bao nhiêu kỷ niệm tươi đẹp.

Có phải sống gần biển giúp ta hạnh phúc hơn ?

Tờ mờ sáng, hàng ngàn người, đàn ông, đàn bà, cụ già, trẻ nhỏ đã lũ lượt kéo xuống biển Đồi Dương - Thương Chánh.

Mùa hoa cải lấp lánh

Những ngày cuối năm. Tôi trở về thăm quê-nơi đã nuôi tôi từ tấm bé. Lúc đi ngang triền đê, tôi dõi mắt nhìn xuống phía dưới bờ bãi, một màu vàng rực hòa vào mắt. Gam màu vàng rất đỗi thân quen. Ký ức dội lại trong tôi thì thầm: Màu hoa cải! Màu hoa đã để lại trong tôi biết bao kỷ niệm tươi đẹp.

Tản văn: Mãi mãi mùa Thu

Ngọn lửa ấy, ánh mắt ấy, cái lá ấy đã vô tình thành sợi tơ vô hình trói buộc hồn tôi theo năm tháng.

Nắng dịu về chiều

Phiến đẩy cánh cổng vào sân. Ánh trăng chênh chếch chiếu rọi qua tán cây lộc vừng hắt xuống sân một khoảng sáng rộng. Ở nhà hai bố con phơi đống thóc to đùng này chắc cũng mệt lắm. Cũng may, con Khánh đã thi cử xong nên giúp bố được.

Những mùa sao bay trong gió

Những ngày tháng Tư, khi giọt xuân cuối cùng vừa rời đi, mùa hè phà hơi nóng ran rát lên khắp chốn. Trên phố, người đi đường vội vã kéo sụp mũ che, đeo lên đôi kính râm cản ánh sáng chói chang, nên không thấy được phía trên cao có cây sao đen đang len lén kết quả.

Mưa Xuân

Không hiểu có phép lạ nào mà những cành bàng, cành gạo, cành xoan đang trơ trọi khẳng khiu tự dưng lại nhu nhú nảy ra những chồi, những lộc từ những mắt cây khô khốc ấy. Tự dưng những cây tưởng như hết nhựa ấy lại trở nên non tơ và mỡ màng trước màn mưa bụi giăng mờ trời đất của mùa Xuân?

Một thời ở vùng giáp biên

Giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, vùng giáp biên của Gia Lai vẫn âm u rừng, giao thông còn là đường đất. Việc đi lại đa phần là băng rừng. Cao điểm mùa mưa, hầu hết phương tiện vận chuyển đều khó vào được đến vùng sâu. 6 tháng mùa mưa, vùng biên luôn ở vào thế cô lập, cuộc sống của người dân gần như tự cấp tự túc.

Mùa phượng vỹ đơm bông

Tôi trở về quê vào một ngày mùa hạ nắng nóng như nung. Thật trùng hợp khi tôi đang rảo bước dưới hàng phượng vỹ thì gặp lại người bạn thuở thiếu thời. Mắt chạm mắt, trong niềm vui vỡ òa khôn xiết, chúng tôi hét to tên của nhau rồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm dấu yêu dưới vòm phượng vỹ đỏ rực.

Nắng ngọt tháng ba

Tháng hai rời bước, bỏ lại sau lưng màn mưa phùn, gió bấc rét mướt, nhường chỗ cho vạt nắng tháng ba dịu ngọt, vàng tơ về trải dài khắp tận cùng mọi ngõ ngách.

Đang xuân…

Trời đang xuân. Mới sáng sớm, nắng đã vàng hươm như mật ong óng ánh nhảy múa từ sân ra ngõ, rồi tràn ra đường, ra cánh đồng lúa. Một chút gió lạnh nhưng không đáng kể, dường như càng làm cho ngày xuân thêm tuyệt. Khoác nhẹ chiếc áo len mỏng, cô bạn khoe nụ cười trong nắng, rổn rảng, khúc khích: 'Kể cũng bõ công chờ đợi mấy tháng đông dài đằng đẵng rét buốt'. Rồi cô dang tay, mắt lim dim tận hưởng trong nắng trông rất đắm say.

Hiên nhà có một lão mai

Có những loài hoa không chỉ đơn thuần tô đẹp khung cảnh bằng sắc thắm hay hương thơm, chúng còn là một phần ký ức, là cõi nhớ, là tâm tưởng. Vì thế, không có gì khó hiểu khi với nhiều người, chẳng có sắc vàng nào mỏng manh, tinh khôi, rực rỡ như mai. Còn gì hơn khi một sáng đầu xuân ngó ra hiên nhà thấy lão mai đơm sắc, mang Tết đến tận ngõ.

Sáng tân niên

Sớm mai đầu năm mới, khí trời trong lành, nhịp sống chậm rãi và rất đỗi dịu dàng. Lòng ta chợt thanh thản, bình yên và lắng nghe được hơi xuân đang nhen ấm.

Ngày áp tết

Quỳnh Hoa

'Thầm...' của ông giáo Nguyễn Đức Hạnh

Hình như ở đâu đó, vào một vài lúc nào đó, ta đã nghe: Trên tỉnh Thái Nguyên có một ông học vị học hàm khá cao, là PGS - Tiến sĩ, là nhà thơ, nhà lý luận phê bình. Ông viết văn, làm thơ, dạy học… mà như một ẩn sĩ. Thế mà gần đây, thơ ông lại xuất hiện cũng nhiều nhiều trên Facebook, khiến cho bạn đọc gần xa tò mò ông ẩn sĩ này là ai.

Lá trám già vương vãi

Lanh theo bà Leng ra suối. Gương mặt người đàn bà già trôi trên những gợn sóng lăn tăn càng thêm khắc khổ. Gương mặt Lanh soi xuống đó vỡ ra, chỉ thấy đôi mắt là trong veo, như những hạt sương chưa tan hết trên cành. Lanh vục mặt mình xuống, nước ướt tràn trên ngực. Khuôn ngực nhu nhú sau lần áo mỏng lấp ló như nụ hoa vừa hé sớm mai.

Sân nhà trong ký ức

Văn hóa và Đời sống - Ký ức của ai đó có thể lấp đầy bằng ngày đủ đầy sung sướng. Quần áo đẹp xúng xính ấu thơ. Bữa tiệc sinh nhật linh đình rộn rã. Quà tặng đắt tiền mà bao đứa trẻ con thèm muốn. Còn ký ức tôi dát mềm nơi khoảng sân nhà đong đưa ánh nắng.

Măng đắng cuối mùa

Tôi ghé vào một hàng măng đắng ven đường. Nhìn vỏ măng đã chuyển màu xanh thẫm, những chiếc tai măng dỏng lên nhọn hoắt thì biết cái vị đắng của măng đã đủ để người thưởng thức phải rùng mình, ái ngại.

Mùa mưa không báo trước

Đến mùa thì mưa, việc gì phải báo, nhưng cái gì cũng phải có trình tự của nó. Ở Pleiku thì khoảng tầm này là vào mùa mưa.