Cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Ngày 19/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và một số nội dung khác theo chương trình công tác năm 2024.

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH LÀM VIỆC VỚI THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TƯ PHÁP

Sáng 19/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) và một số nội dung khác theo chương trình công tác năm 2024.

TAND huyện Lý Nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Mới đây, TAND huyện Lý Nhân (Hà Nam) tổ chức thành công Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2024. Đồng chí Đặng Văn Thuy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh Hà Nam dự và phát biểu chỉ đạo.

GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT - HÌNH THỨC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC QUAN TRỌNG CỦA QUỐC HỘI

Theo PGS.TS Trương Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương, giám sát thi hành pháp luật của Chính phủ là hình thức kiểm soát quyền lực quan trọng của Quốc hội. Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ không chỉ là đối tượng chịu giám sát mà còn phải là chủ thể tác động tích cực trở lại các hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội…

ỦY BAN TƯ PHÁP TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Ngày 22/1/2024, tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức Hội nghị về 'Một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)'. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Hoàng Văn Liên và Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến đồng chủ trì Hội nghị.

Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023

Chiều 19.1, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Gò Dầu tổng kết công tác tòa án và hội thẩm năm 2023; triển khai công tác năm 2024.

Tòa án nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Chiều 12/1, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác TAND hai cấp năm 2023, triển khi nhiệm vụ công tác năm 2024. Đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Khối thi đua Nội chính tỉnh.

Ngành Tòa án Ninh Bình: Các chỉ tiêu công tác đều đạt và vượt yêu cầu

Ngày 12/1, Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

TAND huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương): Quyết tâm phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra

Chiều 9/1, TAND huyện Bắc Tân Uyên tổ chức Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2024.

TAND tỉnh Đắk Nông triển khai công tác năm 2024

Sáng 3/1, TAND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2024.

Kiểm soát quyền lập pháp theo Hiến pháp năm 2013

Bài viết 'Kiểm soát quyền lập pháp theo Hiến pháp năm 2013' do ThS. Lê Phương Hoa (Viện Nhà nước và Pháp luật) thực hiện.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Tòa án đã chủ động, sáng tạo, có nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác

Đây là một trong những nội dung được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tòa án năm 2024 vào chiều nay (24/12).

GÓC NHÌN: MỘT SỐ GÓP Ý HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Hoàng Quốc Khánh – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho rằng, sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Tòa án năm 2014 là cần thiết, nhằm đẩy mạnh cải cách tư pháp, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết của đại biểu Hoàng Quốc Khánh về nội dung này.

Công tác cải cách tư pháp đạt kết quả toàn diện

Chiều 14.12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách tư pháp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm- Trưởng BCĐ cải cách tư pháp tỉnh chủ trì hội nghị.

ĐBQH DƯƠNG NGỌC HẢI: 7 VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN LƯU Ý TRONG DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đẩy mạnh cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo cần lưu ý 7 vấn đề trọng tâm trong dự án Luật này.

GÓC NHÌN: CƠ CHẾ PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ CÁC HÀNH VI LỢI ÍCH NHÓM, CỤC BỘ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật có mối quan hệ mật thiết, nhân quả, không thể tách rời. Thực hiện tốt cơ chế phòng ngừa là điều kiện và cơ sở quan trọng để phát hiện và xử lý các hành vi lợi ích nhóm, cục bộ và ngược lại việc phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi này có tác dụng răng đe, phòng ngừa tốt trên thực tế. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Cơ chế phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật' của TS.Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nguyên Viện Trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, Đại biểu Quốc hội khóa XII,XIII.

GÓC NHÌN: SỬA ĐỔI LUẬT ĐỂ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận lần đầu về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) với nhiều nội dung mới nhằm thể chế hóa Nghị quyết 27-NQ/TW của Đảng. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết của Đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu phân tích một số nội dung của dự thảo Luật.

Quảng Ngãi phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản triển khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trước tình hình tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đang có chiều hướng gia tăng.

Cân nhắc việc lược bớt quyền của Tòa án Nhân dân

Góp ý về Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đại biểu Quốc hội, Thiếu tướng Trần Đức Thuận đề nghị: cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ việc lược bớt quyền của Tòa án Nhân dân nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử, bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch, tránh các vụ án kéo dài, tồn đọng.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đã thể chế hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng Nhà nước pháp quyền

Tại phiên Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) vừa qua, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội đã có những phát biểu đáng chú ý về một số nội dung liên quan đến thẩm quyền của Tòa án, 'quyền tư pháp',…

ĐBQH TRẦN VĂN TIẾN: CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH VIỆC THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ, VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN

Góp ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định việc thu thập chứng cứ trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính của Tòa án.

Quốc hội thảo luận dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 22.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử đảm bảo sự công minh và độc lập

Chiều 22/11, cho ý kiến về quy định tổ chức TAND phúc thẩm thay cho TAND cấp tỉnh và TAND sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện, tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc thay đổi này sẽ thể hiện cả hình thức tổ chức và nội dung thẩm quyền xét xử.

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: MÔ HÌNH TỔ CHỨC TÒA ÁN CẦN ĐỔI MỚI MỘT CÁCH THỰC CHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG VÀ THẨM QUYỀN

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa, đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn bày tỏ nhất trí cao với việc đổi mới mô hình tổ chức của Tòa án, tuy nhiên, việc đổi mới phải là đổi mới thực chất trong tổ chức, hoạt động và thẩm quyền chứ không chỉ dừng lại ở đổi tên các cấp tòa án.

ĐBQH NGUYỄN VIỆT THẮNG: CẦN QUY ĐỊNH ĐẦY, ĐỦ CỤ THỂ VÀ PHÙ HỢP HƠN VỀ NỘI DUNG TÒA ÁN THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP

Quan tâm góp ý vào dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, cơ quan soạn thảo cần rà soát để quy định đầy, đủ cụ thể và phù hợp hơn về nội dung tòa án thực hiện quyền tư pháp.

Cân nhắc kỹ quy định về nhiệm kỳ của thẩm phán

Theo đại biểu Đỗ Đức Hiển, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thẩm phán là một chức danh tư pháp, được đào tạo, rèn luyện những kiến thức về pháp luật, về xã hội, văn hóa, chính trị…, tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn và trải qua quá trình thi tuyển, tuyển chọn nghiêm ngặt để được bổ nhiệm làm Thẩm phán, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là xét xử. Do vậy, không nên quy định nhiệm kỳ đối với Thẩm phán.

Có cần quy định cụ thể nội hàm quyền tư pháp?

Trong phiên thảo luận về Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), một vấn đề lớn được tranh luận là quy định 'Quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, phán quyết về các tranh chấp, vi phạm pháp luật; về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền giải thích áp dụng pháp luật và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử'. Tòa án nhân dân tối cao xây dựng quy định này nhằm cụ thể hóa quy định tại Hiến pháp: 'Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp'. Nhiều đại biểu cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn, tránh dẫn đến những cách hiểu khác nhau, bởi không chỉ có Tòa án thực hiện quyền tư pháp.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV: Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu ý kiến tranh luận liên quan đến tòa án thực hiện quyền tư pháp

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương góp nhiều ý kiến về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Chiều 22/11, 3 đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã thảo luận sôi nổi tại hội trường, đóng góp nhiều ý kiến đáng chú ý vào dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Đảm bảo tôn trọng quyền định đoạt của đương sự

Đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu tham gia tranh luận về các quy định liên quan đến áp dụng pháp luật trong xét xử.

Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào thảo luận về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đại biểu Khang Thị Mào bày tỏ thống nhất sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Đề nghị không quy định tòa án giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 14h00 ngày 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Tham gia đóng góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Bùi Sỹ Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho biết, về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân, đại biểu bày tỏ đồng tình với những quy định về trách nhiệm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án như trong dự thảo luật để thể chế hóa nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết 27 đã đề ra, xác định thẩm quyền của Tòa án là thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp, đồng thời cũng là để cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 102 của Hiến pháp.

Đổi tên tòa án cấp huyện, tỉnh có phải 'bình mới rượu cũ'?

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 14h00 ngày 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre thể hiện sự đồng tình cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, nhằm khắc phục những vướng mắc bất cập qua 8 năm thi hành luật; đồng thời thể chế hóa các nghị quyết của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu nhiệm vụ giải pháp về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Quy định dự thảo luật gây áp lực lớn cho Tòa án

Trong phiên họp Quốc hội chiều 22/11, các đại biểu quan tâm đến nhiệm vụ quyền hạn của tòa án nhân dân và cho rằng quy định như dự thảo luật sẽ gây áp lực rất lớn cho Tòa án nhân dân các cấp, vì hiện nay số lượng vụ án, vụ việc quá nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, trong khi biên chế nguồn lực của ngành Tòa án còn hạn chế.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ được tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường vào chiều 22/11. Đây là một trong 8 dự án luật sửa đổi trình Quốc hội kỳ này nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính,… Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Một số vấn đề lớn về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)' của TS.Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm UBTP của Quốc hội, ĐBQH khóa XII, XIII.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 22/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 14h00 ngày 22/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

LÀM RÕ VIỆC QUY ĐỊNH ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG TÒA ÁN THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP

Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp được quy định trong dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội dành nhiều sự quan tâm thảo luận tại phiên thảo luận tổ. Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao cho biết sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra rà soát, chỉnh lý nội dung này theo hướng quy định đầy đủ nội dung Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bao quát hết thẩm quyền mà Hiến pháp và các luật hiện hành đang giao cho Tòa án thực hiện để không mâu thuẫn, chồng chéo với nhiệm vụ của cơ quan khác.

ĐẠI BIỂU NGUYỄN CÔNG LONG: THỂ CHẾ HÓA ĐẦY ĐỦ NGHỊ QUYẾT 27-NQ/TW, BẢO ĐẢM TÍNH ĐỘC LẬP TRONG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã nghe trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận lần đầu về dự án Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi). Cho ý kiến về dự án Luật này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Long – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng dự án Luật cần bám sát nội dung trọng tâm được xác định trong Nghị quyết 27-NQ/TW; đồng thời nên tập trung vào các nội dung sửa đổi để đảm bảo thẩm quyền độc lập của Tòa án, của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

Đảm bảo tính khả thi cho dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Liên quan đến dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), tại buổi thảo luận ở tổ 4, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã nêu ý kiến, góp ý mộ số nội dung vào dự thảo luật.

ĐBQH TRẦN THỊ HỒNG AN: LUẬT CẦN BẢO ĐẢM TÍNH TƯƠNG THÍCH VỚI CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Hồng An - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về lĩnh vực tư pháp. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung có liên quan để bảo đảm tính tương thích của dự thảo Luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Chiều 09/11, Quốc hội làm việc tại Tổ để thảo luận về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).