Giữ gìn nghề thủ công truyền thống

Trước đây, việc giã gạo chày tay được người S'tiêng, M'nông ở Bình Phước thực hiện thường xuyên để chế biến gạo làm nguồn lương thực sử dụng trong đời sống hằng ngày. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, việc giã gạo bằng chày của các dân tộc này còn rất ít. Chủ yếu họ còn giữ nghề để phục vụ du lịch và giữ gìn nét độc đáo trong văn hóa dân tộc mình.

Nhiều hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bù Đăng

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND về tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bù Đăng (14-12-1974 - 14-12-2024).

Phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa

Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân tộc, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số về tuyên truyền, vận động giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa...

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa nhanh và bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Nhớ lời Bác dặn chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số

55 năm đã trôi qua, bản Di chúc thiêng liêng mà Bác Hồ kính yêu để lại cho dân tộc Việt Nam vẫn mãi là văn kiện lịch sử, tài sản tinh thần vô giá, kết tinh những tinh hoa tư tưởng, tâm hồn và đạo đức cách mạng trong sáng, đẹp đẽ của người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ Bác đi xa, nhưng tình yêu thương mà Người để lại trong bản Di chúc vẫn tiếp tục dẫn lối chúng ta trên con đường dựng xây quê hương, đất nước. Và chăm lo cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những việc mà các cấp ủy đảng, chính quyền Bình Phước đã quan tâm thực hiện tốt di nguyện của Người.

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S'tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S'tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Dân vận khéo - 'chìa khóa' mở cửa niềm tin của nhân dân

Đà Nẵng - thành phố bên bờ sông Hàn rạng rỡ trong sắc nắng mùa Thu đón chào 15 đội thi thuộc BĐBP các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và thành phố Đà Nẵng tham dự Hội thi 'Dân vận khéo' khu vực 2 năm 2024. Với 2 ngày thi tài (26 và 27/8), bằng cách thể hiện dung dị ở màn giới thiệu và tiểu phẩm, kết hợp sự nhanh nhạy, sáng tạo, hiểu biết sâu rộng, các đội đã tạo nên không khí sôi nổi cho hội thi và giới thiệu những cách làm hay, mô hình tốt để học tập lẫn nhau trong quá trình thực hiện công tác dân vận ở đơn vị cơ sở.

Liên kết vùng để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa

UBND các tỉnh, thành phố phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu trong việc chủ động phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế ở địa phương và xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29-8-2024 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Bù Đăng: Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

Ngày 22-8, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND huyện Bù Đăng tiếp và làm việc với đoàn công tác Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Ninh Thuận để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng NTM tại huyện Bù Đăng.

Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng phải ý nghĩa, thiết thực

Sáng 20-8, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chủ trì họp xem xét dự thảo kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bù Đăng (14-12-1974 - 14-12-2024).

Bình Phước phát huy giá trị văn hóa các dân tộc

Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Lễ hội của đồng bào các dân tộc là một trong những nét độc đáo rất riêng đang được tỉnh Bình Phước gìn giữ và không ngừng phát huy giá trị.

Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Thực hiện Nghị quyết số 94/NQ-CP ngày 19-6-2024 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch 245 thực hiện Nghị quyết 94 năm 2024 của Chính phủ.

Các cơ quan báo chí tham quan Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo

Sau khi kết thúc hội thảo 'Báo Đảng tuyên truyền xây dựng Đảng về đạo đức' do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) đăng cai tổ chức, chiều 8-8, các đại biểu Trung ương và các đoàn báo Đảng địa phương khu vực Đông Nam Bộ (mở rộng) đã tham quan Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo và làm công tác thiện nguyện trên địa bàn huyện Bù Đăng.

Sức bật trên quê hương 'huyền thoại - giã gạo nuôi quân'

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nổi tiếng với phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S'tiêng ở sóc Bom Bo, góp phần giải phóng huyện Bù Đăng ngày 14-12-1974, tạo bước ngoặt quan trọng cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 toàn thắng. Phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bù Đăng không ngừng đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện đạt nhiều thành tựu quan trọng.

'Góp lửa' thắp niềm tự hào quê hương

Từ tháng 9/2022, Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (CLB) do Bảo tàng tỉnh Cà Mau thành lập, đã chính thức đi vào hoạt động. Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: 'CLB tổ chức sinh hoạt theo điều lệ gắn với các hoạt động chuyên môn thường xuyên tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Ðảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với việc phát huy truyền thống lịch sử tốt đẹp của ông cha, vận động hội viên và Nhân dân tích cực thực hiện'.

Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11-2024

Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Bù Đăng (14-12-1974 - 14-12-2024) dự kiến diễn ra trong 3 ngày vào đầu tháng 11-2024 với chuỗi các hoạt động trang trọng, ý nghĩa, thiết thực. Đây là thông tin được UBND huyện Bù Đăng báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, góp ý của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành vào sáng 11-7. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chủ trì cuộc họp.

Hạnh phúc khi cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Do yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm nghề nghiệp nên tôi được khá nhiều cơ quan báo chí mời làm cộng tác viên. Thế nhưng chưa ở đâu tôi được 'chăm chút' chu đáo, cảm nhận được hạnh phúc như Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).

Để cồng chiêng vang mãi

Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, là nơi sinh sống lâu đời của người S'tiêng và M'nông. Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S'tiêng và M'nông đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, trong đó nghệ thuật trình diễn cồng chiêng là điển hình nhất. Việc bảo tồn nghệ thuật trình diễn cồng chiêng không chỉ phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững.

Hơn cả một liên hoan

99 năm - một chặng đường đầy hào hùng, vinh quang và những thách thức của nghề báo còn đang ở phía trước. Những người làm báo không chùn bước, tiếp tục nỗ lực thực hiện sứ mệnh của mình - sứ mệnh của một nền báo chí.

Để cồng chiêng vang mãi

Bù Đăng, vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, là nơi sinh sống lâu đời của người S'tiêng và M'nông. Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S'tiêng và M'nông đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, trong đó nghệ thuật trình diễn cồng chiêng là điển hình nhất. Việc bảo tồn nghệ thuật trình diễn cồng chiêng không chỉ phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững.

Phóng sự ảnh: Điểu Ong - người anh hùng sống mãi trong lòng dân

Trong rất nhiều thể loại báo chí, khi tác nghiệp ở lĩnh vực phim tài liệu luôn để lại nhiều cảm xúc cho đoàn làm phim. Với đặc thù là một bộ phim chuyển động, không hư cấu nhằm mục đích 'ghi lại hiện thực', khi bắt tay thực hiện, từ đạo diễn, biên tập, quay phim và các bộ phận liên quan đều 'phiêu' hết mình vì bộ phim. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đã thực hiện rất nhiều bộ phim tài liệu như thế, trong đó có phim'Điểu Ong - người anh hùng sống mãi trong lòng dân'.

Nghệ sĩ Thanh Hằng, Hoa hậu H'Hen Niê kết hợp nhạc Ê-Đê và cải lương

Xuất hiện tại chương trình Học viện Cải lương với vai trò sứ giả văn hóa, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H'Hen Niê đã thể hiện một đoạn trích trong ca khúc tiếng Ê-Đê cùng màn kết hợp của nghệ sĩ Thanh Hằng với câu vọng cổ trong Tiếng chày trên sóc Bom Bo.

Dựng xây quê hương giàu đẹp

Từ ngày 28-5 đến 31-5-2024, Báo Bình Phước đăng loạt bài 'Nơi cuối đường Trường Sơn huyền thoại' tái hiện một phần lịch sử đấu tranh trong quá khứ cùng những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực của Bình Phước thời gian qua. Chúng tôi đã ghi lại ý kiến của lãnh đạo tỉnh Bình Phước và những góp ý của người dân, nhà khoa học trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Du lịch Bình Phước đón trên 63.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5, ngành du lịch tỉnh Bình Phước ước đón trên 63.000 lượt khách, chủ yếu là khách nội địa đến tham quan, vui chơi tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh.

Giáo dục truyền thống qua các hoạt động trải nghiệm

Thay vì chỉ cho học sinh ngồi nghe những bài học lịch sử, văn hóa trên lớp học, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã tổ chức cho học sinh đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại các địa chỉ đỏ, khu di tích lịch sử, văn hóa, khu lưu niệm… Đây là hoạt động rất ý nghĩa, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống địa phương, giúp học sinh thêm yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Trang thơ tháng 4

Từ nhiều chục năm nay, mỗi năm cứ đến Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) là trong lòng người Việt Nam lại chộn rộn một niềm vui đặc biệt. Đó là ngày hòa bình, ngày chiến thắng, ngày thống nhất non sông. 'Mưa lại chan một trận mát lành như chiều ngày năm ấy/ Mà chiều ngày Ba mươi tháng Tư năm ấy có mưa không liệu ai còn nhớ?/ Nhưng chắc chắn điều này đều rõ/ Cơn nắng lửa đốt thiêu hỏa ngục đã qua rồi!'.

Bình Phước đi trước, về nhanh

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Bình Phước là một trong những địa phương luôn đi trước, 'đứng mũi chịu sào' trên trận tuyến và cũng là một trong những địa phương giành được thành quả nhanh nhất cả nước. Trong hòa bình, Bình Phước đã mạnh dạn đi trước, đón đầu trên một số lĩnh vực và đang 'về nhanh', cán đích một số mục tiêu…

Binh đoàn 16 đoạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng lần thứ X

Tối 14-4, tại Nhà hát quân đội phía Nam ở TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ X năm 2024 với chủ đề '80 năm vang mãi bản hùng ca'.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Son sắt một niềm tin'

Tối 10-4, tại Lữ đoàn Tác chiến điện tử 98 (phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một) đã diễn ra chương trình công diễn các tiết mục tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên năm 2024 tại TP.Hồ Chí Minh của Đoàn nghệ thuật quần chúng Bộ Tổng tham mưu.

Vợ sắp cưới của Titi (HKT) khoe dáng bên xế cổ

Titi (HKT) và Tuyết Nhung thực hiện bộ ảnh cưới bên xế cổ. Cả hai khoe loạt khoảnh khắc ngọt ngào trước khi về chung một nhà.

Titi (HKT) kết hôn

Cựu thành viên của nhóm HKT tổ chức hôn lễ vào ngày 23/4 tại TP.HCM. Người bạn đời của anh tên Tuyết Nhung, kinh doanh mỹ phẩm.

Bình Phước: Cà phê lập đỉnh giá mới, nông dân vui mừng

Giá cà phê ngày 4/4 được thu mua tại các đại lý trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở mức 98.000 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đang tập trung chăm sóc, mở rộng diện tích để nâng cao chất lượng, năng suất.

Chung dòng sông Bé thân thương

Sáng sớm 22-3, không chỉ Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng) - nơi diễn ra Liên hoan gặp gỡ các thế hệ cán bộ Đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước lần thứ VIII năm 2024, do Đoàn thanh niên 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước phối hợp với Câu lạc bộ cán bộ Đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước tổ chức, mà con đường từ ngã ba Minh Hưng (huyện Bù Đăng) vào khu bảo tồn cũng rợp sắc cờ hoa. Nhiều người dân ở các xã Bình Minh, Minh Hưng, Bom Bo đã về khu bảo tồn để chứng kiến sự kiện.

Vùng đất thiêng

Năm 2021, tiểu thuyết 'Vùng đất thiêng' của tác giả Vương Thu Thủy, hội viên Chi hội Văn học (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước) được trao giải khuyến khích Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh lần thứ I, giai đoạn 2016-2020. Ngoài tiểu thuyết 'Vùng đất thiêng', tác giả Thu Thủy hiện đã có gần 50 bút ký, truyện ngắn viết về quê hương và con người Bình Phước.

Gặp gỡ các thế hệ cán bộ Đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước năm 2024

Sáng 22-3, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), Tỉnh đoàn Bình Phước phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, liên hoan gặp gỡ các thế hệ cán bộ Đoàn Sông Bé - Bình Dương - Bình Phước lần thứ VIII năm 2024.

Bình Phước: Động lực bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định 375/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người S'Tiêng tỉnh Bình Phước. Đến nay, Bình Phước có hai Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghề thủ công truyền thống.

Kết nối liên vùng - giải pháp hiệu quả để bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa

Địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng di tích các cấp. Do đó, việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các di tích là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bàn giải pháp khai thác tài nguyên du lịch vùng

Đông Nam bộ (ĐNB) là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Năm 2023, ĐNB đón trên 65,7 triệu lượt khách, chiếm trên 54% tổng lượng khách du lịch trong cả nước. Tuy nhiên, doanh thu từ du lịch đạt hơn 180 ngàn tỷ đồng, bằng 27% tổng doanh thu về du lịch của cả nước. Kết quả trên cho thấy, du lịch ĐNB vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.

Sắc màu các dân tộc anh em ở mảnh đất cuối dãy Trường Sơn

Bình Phước là nơi hội tụ và sinh sống của 41 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Xtiêng, M'nông, Khmer... là những cư dân có lịch sử cư trú lâu đời. Trong quá trình phát triển, cư dân sinh sống trên vùng đất Bình Phước đã kiến tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc.

Văn hóa Bình Phước: Đánh thức những giá trị tinh hoa

Là tỉnh có 41 dân tộc anh em từ khắp mọi miền đất nước đến sinh sống, lập nghiệp nên Bình Phước có nền văn hóa hội tụ, giao thoa, đa dạng; có sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc từ nhiều vùng, miền trong cả nước.

'Bắt tay' phát triển du lịch Đông Nam bộ

Với thế mạnh hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên, vùng Đông Nam bộ có tiềm năng lớn để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch. Mặc dù những năm qua, du khách trong và ngoài nước đến với Đông Nam bộ tăng cao nhưng thực tế vẫn còn ít sản phẩm liên kết độc đáo để thu hút và giữ chân du khách. Do đó, cần có những cái bắt tay chặt chẽ hơn giữa các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói.

Đông Nam Bộ: Du khách đông nhưng doanh thu chưa như kỳ vọng

Năm 2023, du lịch Đông Nam Bộ đón hơn 65 triệu lượt khách (tăng 18,55% so với cùng kỳ năm trước), chiếm 54,2% tổng khách du lịch toàn quốc, nhưng doanh thu chỉ chiếm 26,9% so với cả nước.

Kết nối và phát triển du lịch Đông Nam Bộ

Ngày 22/12, Hội nghị Xúc tiến Du lịch vùng Đông Nam Bộ đã diễn ra tại Khách sạn Angsana và Dhawa Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ trì. Hội nghị nằm trong khuôn khổ các hoạt động sơ kết Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2023.

Vùng Đông Nam Bộ xúc tiến hợp tác, tăng cường sức cạnh tranh du lịch

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với 5 tỉnh vùng tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2023. Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động sơ kết Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2023.

Hội nghị xúc tiến du lịch vùng Đông Nam Bộ: Khai thác tiềm năng của rừng tự nhiên

Trong khuôn khổ chương trình sơ kết triển khai thực hiện thỏa thuận liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2023, sáng 22-12, tại Khu du lịch Hồ Tràm, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã diễn ra hội nghị xúc tiến du lịch vùng Đông Nam Bộ.

Chương trình giao lưu âm nhạc 'Vang mãi bài ca chiến sĩ'

Tối 15-12, tại Trung đoàn Gia Định (quận 12, TPHCM), Sở VH-TT TPHCM cùng Bộ Tư lệnh Thành phố chỉ đạo thực hiện chương trình âm nhạc truyền thống cách mạng chủ đề Vang mãi bài ca chiến sĩ.

Xôn xao chiều Bù Đăng

Đây là một ca khúc mới của Nhạc sĩ Võ Đông Điền vừa sáng tác dành tặng cho Bù Đăng, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Bù Đăng 14-12-1974 - 14-12-2023.