Hấp dẫn múa rối nước tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Chiều 18/9, tại khu vực hồ Kiếp Bạc diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật múa rối nước đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới xem.

Thêm mô hình, tăng tình hữu nghị

Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Bắc Giang và tỉnh Xay Sổm Bun (Lào), Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã triển khai 4 mô hình trồng trọt, chăn nuôi tại tỉnh bạn. Thời gian tới, 4 mô hình nữa tiếp tục được tỉnh Bắc Giang thực hiện.

Khơi dậy khát vọng, tạo động lực để người dân thoát nghèo

Nam Tiến là xã vùng cao của huyện Quan Hóa có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, đất canh tác ít, trình độ dân trí không đồng đều... đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã tương đối cao. Song, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân đã góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Sức sống mới nơi bản xa

24 ngôi nhà nằm nép mình bên con đường uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng. Từng sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều đời leo lét bên ánh đèn dầu, nay đồng bào người Dao đã hạ sơn về Đá Cạn (xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn) quần tụ thành làng bản để xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Bản xa đã bừng lên sức sống mới, thanh bình từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của mỗi người dân.

Liên kết sản xuất - hướng đi hiệu quả và bền vững

Những năm qua, huyện Hàm Thuận Bắc đã tạo điều kiện cho các Hợp tác xã tiếp cận các chính sách hỗ trợ, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xã Thạch Yên cải thiện thu nhập cho người dân

Xã Thạch Yên (Cao Phong) có 10 xóm, trên 1.150 hộ với hơn 5.150 nhân khẩu. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã chú trọng huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, triển khai các nguồn vốn vay, tổ chức nhiều lớp tập huấn về sản xuất, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Liên kết chuỗi giá trị giúp giảm nghèo trên vùng đất khó

Trong những năm qua, cùng với các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cũng đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án xây dựng liên doanh, liên kết với người dân để sản xuất, chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông sản.

Thêm 650 ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, ở vụ lúa Thu Đông 2024, trong tỉnh đã có 13 Hợp tác xã Nông nghiệp xin đăng ký tham gia sản xuất 650 ha lúa theo đề án 'Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030'.

Nhiều địa phương nỗ lực đạt nông thôn mới nâng cao

Năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 3 huyện: Thống Nhất, Vĩnh Cửu và Cẩm Mỹ phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao. Đến nay, 3 địa phương cơ bản hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu huyện NTM nâng cao.

Nông dân phấn khởi qua vụ lúa đầu tiên trong Đề án 01 triệu héc-ta

Năm 2024, Trà Vinh có 02 Hợp tác xã (HTX): HTX nông nghiệp Phát Tài và HTX nông nghiệp Phước Hảo, huyện Châu Thành được chọn thí điểm thực hiện mô hình Đề án 'Phát triển bền vững 01 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' trên địa bàn tỉnh và được người dân đồng tình cao, tham gia tích cực vào mô hình.

Yên Bái khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có trên 84 vạn người với 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,3%.

Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động khoa học - công nghệ

Trong thời đại 4.0, tỉnh Hòa Bình đã và đang từng bước xây dựng hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo trên các lĩnh vực phát triển KT-XH, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Hợp tác xã Nông nghiệp Việt Tiến: Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

Thành lập năm 2017, đến nay, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Việt Tiến (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã thu hút hơn 500 thành viên là nông dân trên địa bàn xã cùng liên kết với các doanh nghiệp sản xuất nông sản sạch gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Ka Dụ - nữ trưởng thôn gương mẫu, tâm huyết với công việc chung

Chị Ka Dụ - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh là người luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chị rất nhiệt tình, trách nhiệm, không quản ngại khó khăn cống hiến cho công việc chung của thôn.

Kông Chro phát huy vai trò tuyên truyền viên pháp luật

Những năm qua, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật người dân tộc thiểu số ở huyện Kông Chro đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh trật tự địa phương.

Từng bước xây dựng Yên Lập phát triển toàn diện, bền vững

Là huyện miền núi của tỉnh, thời gian qua, Đảng bộ huyện Yên Lập đã phát huy lợi thế, thu hút các nguồn lực từng bước khắc phục khó khăn, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết, từng bước xây dựng huyện phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Gà Lạc Sơn, lợn Khùa được bảo tồn nguồn gen

Với lợi thế chống chịu thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật, thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng… gà Lạc Sơn và lợn Khùa của Quảng Bình đang được nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen trước thực trạng suy thoái, thậm chí có nguy cơ biến mất…

Quan Sơn thâm canh, phục tráng, khai thác bền vững rừng luồng

Thực hiện Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 23/2/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch vùng thâm canh luồng tập trung tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2011-2020, UBND huyện Quan Sơn đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa xuống thôn, bản phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng rừng luồng cho các hộ đăng ký tham gia phục tráng rừng luồng...

Hữu Lũng: Tăng hiệu quả kinh tế từ mô hình chăm sóc trám đen theo tiêu chuẩn VietGAP

Năm 2023, huyện Hữu Lũng triển khai mô hình chăm sóc trám đen theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Xã Phú Vinh còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Phú Vinh (Tân Lạc) xuất phát điểm thấp; là xã thuần nông, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ dân trí không đồng đều... Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã mới đạt 38 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo trên 14%.

Hoài Ân (Bình Định): Dự án 8 huy động được nam giới cùng tham gia nhiều hoạt động của Hội

'Qua 2 năm triển khai Dự án 8, trên địa bàn 3 xã vùng cao của huyện Hoài Ân đã có bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động. Không chỉ phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin hơn mà còn huy động được nam giới cùng tham gia tất cả các hoạt động của phụ nữ', chị Bùi Thị Thanh Hoa, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) cho biết.

Văn Yên đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp, khoa học kỹ thuật (KHKT) có vai trò rất quan trọng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở Văn Yên (Yên Bái), điều này có thể nhìn thấy rõ ở cây sắn - một trong những cây trồng chủ lực của huyện và mở rộng ra ở nhiều cây, con khác.

Đồng bào dân tộc thiểu số Hàm Thuận Nam năm 2024: Chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho vùng đồng bào

Hiện nay, đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh nói chung và Hàm Thuận Nam nói riêng chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong đó, với đồng bào ở xã Hàm Cần, Mỹ Thạnh bà con chủ yếu trồng bắp, mỳ và lúa... Thời gian qua, nhờ được chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, năng lực sản xuất của đồng bào tăng lên đáng kể, bộ mặt xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc.

Nhiều chuyển biến tích cực trên vùng cao Nam Giang

Nhiều năm nay, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam chăn nuôi gia súc theo phương thức thả rông. Trâu, bò được buộc vào một gốc cây trong rừng, tự kiếm ăn trong phạm vi độ dài của dây thừng buộc mũi. Cách thức chăn nuôi này khiến trâu, bò còi cọc, dễ mắc bệnh, ốm yếu do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Không ít trường hợp bị dây thừng quấn cổ làm ngạt thở dẫn đến chết, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người dân. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương và BĐBP đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, thực hiện nuôi nhốt gia súc.

Huyện Tân Lạc - nhiều khó khăn trong thực hiện tiêu chí thu nhập

Tiêu chí số 10 về thu nhập được đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với các xã trên địa bàn tỉnh. Ðến nay, huyện Tân Lạc còn nhiều xã chưa đạt tiêu chí này. Với những xã đã đạt chuẩn NTM thì việc giữ vững tiêu chí cũng gặp không ít khó khăn.

Nhiều khó khăn trong thực hiện chính sách liên quan đến rừng

Nhiều vướng mắc, khó khăn trong triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến rừng đã được kiến nghị, làm rõ tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội với UBND huyện Mường Chà và các đơn vị liên quan, diễn ra sáng nay (8/8).

Mác ca - cây làm giàu cho đồng bào người M'Nông

Xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông có đường biên giới dài hơn 41km, tổng diện tích tự nhiên là 55.878ha, có 11 bon với 2.908 hộ và 10.208 nhân khẩu. Do địa hình đồi núi, tập quán sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của người dân còn lạc hậu, nhiều năm liền, người dân vùng biên giới Quảng Trực vẫn loay hoay với bài toán nuôi con gì, trồng cây gì để mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sự bứt phá. Từ khi cây mác ca bén rễ trên vùng đất biên cương này, đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Yên Bái nâng tầm sản vật mang thương hiệu đồng bào

Đến nay, người dân Trạm Tấu vẫn chẳng thể ngờ giống cây bản địa được trồng làm thực phẩm lúc 'đứt bữa' mà giờ lại có người thu mua, săn đón, bán lãi được gần 5 chục triệu đồng/héc - ta như bây giờ. Đó là một ví dụ phát triển các sản vật của đồng bào vùng cao Yên Bái trở thành hàng hóa.

Nhiều giống lúa mới cho năng suất cao.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Giống Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông vừa tổ chức Hội thảo khoa học 'Kết quả nghiên cứu giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hóa đồng bộ và sản xuất giảm thải các bon'.

Tín hiệu vui từ phiên chợ vùng cao

Không chỉ tôi mà những người tham gia kháng chiến trước đây đều biết những rẫy lúa của bà con Tà Ôi và ít nhiều đã được ăn cơm gạo mới.

Hỗ trợ hộ nghèo ổn định cuộc sống

Nhờ được hỗ trợ kịp thời từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn tỉnh Thái Nguyên giảm nhanh, riêng năm 2021 giảm hơn 4.200 hộ. Giai đoạn 2022-2025, thực hiện chuẩn nghèo đa chiều, số hộ nghèo, cận nghèo tiếp tục giảm: Năm 2022 giảm gần 10.000 hộ; năm 2023 giảm hơn 7.000 hộ. Hiện, toàn tỉnh có hơn 10.000 hộ nghèo và hơn 9.500 hộ cận nghèo được Chương trình hỗ trợ để ổn định cuộc sống .

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

Ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017, bên cạnh nỗ lực duy trì, nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn đã chủ động thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.

Nhọc nhằn bản Cơn

Chỉ cách trung tâm xã chừng 4km, nhưng cuộc sống của bà con ở Cơn - một trong ba bản đặc biệt khó khăn của xã vùng cao Yên Thắng (Lang Chánh) gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế tự cung, tự cấp lại thêm thường xuyên thiếu nước sản xuất.

Người Mông trên quê hương mới Cư K'nia

Với những ngôi nhà khang trang, những đồi cà phê, ruộng lúa xanh tốt, người Mông trên vùng đất mới xã Cư K'nia, huyện Cư Jút (Đắk Nông) nay đã an cư, lạc nghiệp.

Cấp mã số vùng trồng cây ăn quả

Xây dựng và cấp mã số vùng trồng (MSVT) nhằm cung cấp nông sản có chất lượng, an toàn thực phẩm, có nguồn gốc cho người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Do vậy, việc xây dựng và cấp MSVT được tỉnh, ngành chức năng và các địa phương đặc biệt quan tâm.

Những trăn trở phía sau danh hiệu nông thôn mới (Bài 2)

'Cán đích' nông thôn mới vào năm 2021, xã Đưng K'Nớ là niềm tự hào không chỉ của huyện Lạc Dương mà còn của cả Lâm Đồng. Thế nhưng, nếu ai đó đã từng đặt chân và biết đến sự gian khó của mảnh đất từng là 'tâm nghèo' của Nam Tây Nguyên, thì để Đưng K'Nớ thực sự là xã nông thôn mối phát triển bền vững sẽ còn nhiều việc phải làm.

Đẩy mạnh xây dựng mã số vùng trồng cây ăn quả

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Bình Dương đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ nông dân, hộ sản xuất, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thực hiện tiêu chuẩn về điều kiện canh tác để được cấp mã số vùng trồng (MSVT). Qua đó đã góp phần nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người dân, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Mô hình kinh tế mẫu ở vùng khó

Theo đánh giá của ông Hồ Văn Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, anh Hồ Văn Lău, ở thôn Cu Ty là một hội viên nông dân tiêu biểu trong làm kinh tế. Anh đã biết cách khai thác tiềm năng, lợi thế ở thôn áp dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Đặc biệt, là người năng động, sáng tạo trong việc áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp của gia đình, góp phần đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Mô hình kinh tế của gia đình anh xứng đáng là mô hình mẫu để nông dân trong xã học hỏi và làm theo.

Sức mạnh đầu tư công

Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn có 3 bản đồng bào Mông, sinh sống dọc 12km đường biên giới, ở 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy với 217 hộ, 1.058 nhân khẩu. Nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của vùng đồng bào Mông, góp phần đảm bảo an ninh biên giới, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ hủ tục, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế.