Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thoát nghèo bền vững

Huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) đẩy mạnh công tác tạo sinh kế, giúp người dân thoát cảnh loay hoay với cái nghèo, có được cuộc sống ổn định và ấm no hơn.

Mường Bằng đẩy mạnh phát triển kinh tế

Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây trồng, con nuôi có giá trị vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.

Một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ thủy sản sau mưa lũ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương hướng dẫn bà con một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ thủy sản sau mưa lũ.

Bạc Liêu: Nỗ lực xây dựng trung tâm công nghiệp ngành tôm cả nước

Tỉnh Bạc Liêu là địa phương được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng trở thành trung tâm công nghiệp ngành tôm cả nước. Năm 2020, tỉnh Bạc Liêu phê duyệt đề án với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành đầu mối liên kết các tỉnh trong cụm sản xuất tôm của cả vùng; tạo sức hút các nhà đầu tư; tác động lan tỏa để thúc đẩy ngành tôm và các ngành phụ trợ có liên quan đến tôm ở các tỉnh lân cận và cả nước cùng phát triển bền vững.

Khuyến cáo nông dân phòng bệnh cho tôm nuôi trong thời tiết bất lợi

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang yêu cầu các đơn vị chuyên môn trực thuộc cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã vùng ven biển tăng cường nhân lực xuống các vùng nuôi tôm để hướng dẫn, vận động nông dân nuôi tôm theo các biện pháp, kỹ thuật chăm sóc tôm nuôi trong thời tiết mưa nhiều do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới đang thành cơn bão số 4.

Như Thanh phát triển các mô hình trang trại tổng hợp theo hướng bền vững

Để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương, huyện Như Thanh đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất, tăng cường hướng dẫn bà con nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều mô hình gia trại, trang trại phát triển cả về quy mô, hình thức và trình độ thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống cho người dân.

Mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ngày 17/9, Sở NN&PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình đã tổ chức đánh giá kết quả mô hình quản lý cây trồng tổng hợp IPM/IPHM trên giống lúa thuần chất lượng cao TBR 97, vụ Mùa năm 2024 tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.

Người đàn ông thu hàng trăm triệu/năm từ con vật đặc sản quê hương

Từ con vật đặc sản của quê hương, người đàn ông đã nghiên cứu làm ra nhiều sản phẩm và đem về cho anh thu nhập đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Phân bón vô cơ vẫn khống chế thị trường ĐBSCL

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hoàng Trung, nông nghiệp Việt Nam trong 30 năm trở lại đây chủ yếu dựa trên phân bón vô cơ do áp lực thâm canh tăng năng suất và tính tiện dụng trong lưu thông. Trong đó đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trọng điểm sử dụng phân bón vô cơ.

Sau bão Yagi, nghiên cứu tăng gấp đôi gói tín dụng ưu đãi với lâm, thủy sản

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu nâng quy mô gói tín dụng với lâm, thủy sản lên khoảng 50.000-60.000 tỷ đồng, để hỗ trợ khắc phục thiệt hại sau bão.

Đồng bằng sông Cửu Long: Triển vọng từ mô hình nuôi tôm không xả thải

Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tốc độ phát triển rất mạnh về diện tích và hiện là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của cả nước, tuy nhiên vẫn tồn tại mặt tiêu cực là vấn nạn ô nhiễm môi trường từ nước thải. Một số tỉnh trong vùng đang nghiên cứu và triển khai mô hình nuôi tôm không xả thải nhằm bảo đảm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và cải thiện chất lượng tôm.

Cựu chiến binh tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hòa Tân, TP Cà Mau gương mẫu triển khai nhiều hoạt động thiết thực, với nhiều công trình, phần việc cụ thể, qua đó góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Nhiều khó khăn trong thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

Chiều 13-9, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm triển khai Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hóa trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm bệnh vì thiếu an toàn sinh học.

Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao

Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết: năm 2023, toàn tỉnh có 1.856 hộ nuôi tôm công nghệ cao, với 4.142 lượt ao, gần 1.100ha, hơn 07 tỷ con giống. Trong 08 tháng năm 2024, diện tích 1.801,9ha, gần 03 tỷ con giống. Tình hình nuôi thủy sản cơ bản được kiểm soát; sản lượng thủy sản đạt cao hơn cùng kỳ... đặc biệt, nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao tiếp tục tăng về diện tích và sản lượng.

Bến Tre kỳ vọng có 4.000 héc ta tôm công nghệ cao vào năm 2025

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm nước lợ công nghệ cao phát triển mạnh ở Bến Tre với mục tiêu phát triển 4.000 héc ta tôm nuôi theo hình thức này vào năm 2025.

Nông dân Đông Dư trồng ổi ngon, rau gia vị sạch bán quanh năm, ngày càng khấm khá

HTX Nông nghiệp Đông Dư là một đơn vị làm nghề thuần nông với những cánh bãi màu mỡ nằm ven sông Hồng được phù sa bồi đắp hàng năm đã tạo nên những sản vật nổi tiếng như cải bẹ, rau gia vị các loại và đặc biệt là trái ổi găng của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Tân Châu trình diễn cơ giới hóa sản xuất đậu phộng

Sáng 12.9, tại xã Tân Thành, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và dịch vụ nông nghiệp Việt Nam tổ chức trình diễn thâm canh tổng hợp áp dụng cơ giới hóa sản xuất đậu phộng tại khu vực đất cao su mới trồng, thuộc nồng trường cao su Đồng Rùm.

Người trưởng xóm tiên phong mở hướng phát triển kinh tế

Với mong muốn giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ông Bùi Văn Dương (sinh năm 1978, Trưởng xóm Khe Nác, xã Động Đạt, huyện Phú Lương) đã tìm hiểu, tiên phong đưa giống măng tre lục trúc và cây gai xanh về trồng tại địa phương. Bước đầu, các loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế.

Nuôi tôm mùa đông, 'Lão khùng' thành tỉ phú

Nhìn hàng chục hồ tôm rộng mênh mông trên vùng cát bạc, ít ai biết ông Cường đã phải lân đận với con tôm suốt hơn 20 năm qua.

Xã Hiệp Thạnh: Nâng thu nhập cho người dân từ ngành thủy sản

Hiệp Thạnh là 01 trong 05 xã của thị xã Duyên Hải, có 03 ấp: ấp Bào, Cây Da và ấp Chợ, có 1.135 hộ, với 4.542 nhân khẩu; thế mạnh về kinh tế là ngành thủy sản. Xác định nâng cao thu nhập cho người dân, có tác động tích cực đến các tiêu chí XDNTM, xã Hiệp Thạnh tập trung khai thác thế mạnh và tiềm năng, trong đó, tập trung ngành thủy sản để nâng cao mức thu nhập cho người dân.

Quảng Ninh: Thắng lợi vụ hè-thu

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi diễn biến bất thường của thời tiết nhưng nhờ sự chủ động về giống, nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nông dân huyện Quảng Ninh vẫn có một vụ hè-thu thắng lợi, cây trồng được mùa, năng suất cao.

Thêm giống lúa chất lượng cao bén rễ trên đồng đất Mường Than

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed (Chi nhánh Phú Thọ) tổ chức Hội nghị đầu bờ, đánh giá kết quả triển khai mô hình trình diễn giống lúa thuần chất lượng cao BC15 và giống lúa lai mới Thái Xuyên 111, tại bản Én Nọi (xã Mường Than). Mô hình thành công góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Quan tâm đào tạo nghề cho người lao động

Nhằm hỗ trợ lao động nông thôn có nghề nghiệp ổn định, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với các cơ quan chuyên môn đã tập trung, quan tâm đến công tác đào tạo nghề. Đặc biệt là trên cơ sở các chương trình, chính sách hỗ trợ, nhiều lao động thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ dạy nghề; qua đó góp phần quan trọng vào việc tạo sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Diện mạo mới của đất nước Triều Tiên

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong-un, Triều Tiên đang chứng kiến những thay đổi đáng kể về đời sống người dân.

Nỗ lực hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch

Chiềng Khoa là xã đầu tiên của huyện Vân Hồ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu năm 2020. Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, xã có một số chỉ tiêu và tiêu chí chưa đạt. Cấp ủy, chính quyền xã đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phù hợp, hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2024.

Cùng nông dân nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản

Kết nối tri thức khoa học với thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai đa dạng các mô hình trồng trọt, giúp nông dân thay đổi tư duy và phương pháp canh tác, chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Nam Định quyết tâm cao trong phòng, chống bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao tinh thần chủ động, quyết tâm và hành động mạnh mẽ của tỉnh Nam Định trong công tác phòng, chống bão số 3.

Phó Thủ tướng Thường trực đánh giá cao tỉnh Nam Định chủ động di dân trước bão

Chiều 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình về kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Báo số 3 gây thiệt hại hơn 50 tỉ đồng ở tỉnh Nam Định

Theo thông tin từ UBND tỉnh Nam Định, trong thời gian bão số 3 đổ bộ (khoảng từ 13h đến 19h30 ngày 7/9), trên vùng biển tỉnh Nam Định có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13, biển động dữ dội; trên đất liền có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10 kèm theo mưa.

Hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Nhằm hình thành vùng nguyên liệu chế biến, phục vụ xuất khẩu, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển những mô hình, điển hình tiêu biểu trong sáng chế chuyển giao công nghệ cũng như các ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

Diện tích mía ở Trà Vinh tăng trở lại, nhà máy vẫn lo thiếu nguyên liệu

Sau thời gian dài giảm liên tục, gần đây diện tích mía tại Trà Vinh đã tăng trở lại. Tuy nhiên, đến niên vụ này, diện tích trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được công suất tiêu thụ của nhà máy mía đường đã được đầu tư tại đây.

Thanh Hóa: Đạt nhiều kết quả trong chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vì sao giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh 47%?

Diện tích chưa được bổ sung kịp thời, trong khi nguồn cung tiếp tục thiếu hụt là lý do xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh thời gian qua.

Thay đổi để phát triển bền vững ngành hàng chủ lực

Tôm, cua Cà Mau là 2 ngành hàng chủ lực nâng cao đời sống của đại bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành thủy sản tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung. Tuy nhiên, những năm gần đây, 2 mặt hàng này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, cần có sự thay đổi nhanh, toàn diện để tạo đột phá và phát triển bền vững.

Phát triển nuôi thủy đặc sản

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 5.000 ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản. Những năm gần đây, cùng với khai thác diện tích mặt nước nuôi cá theo hướng thâm canh, chuyên canh, người dân trong tỉnh đang đẩy mạnh phát triển các loại thủy đặc sản, với tổng diện tích nuôi ước khoảng gần 100 ha. Trong đó, nổi lên một số đối tượng đang được thị trường ưa chuộng, như: Lươn, tôm càng xanh, ốc nhồi… Hướng đi này giúp nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho người dân.

Cây mía tìm lại vị thế

Khoảng 2 năm trở lại đây, bà con nông dân rất phấn khởi khi giá mía tăng cao so với những năm trước. Đây là tín hiệu lạc quan để cây mía tìm lại vị thế cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai trong những năm tới.