Mưa lũ gây nhiều thiệt hại ở các tỉnh phía Bắc

Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ lớn, một số địa phương miền Bắc đã bị ngập lụt, sạt lở đất, gây thiệt hại tài sản và tính mạng của người dân. Mưa lũ cũng làm nhiều tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng, gây ách tắc cục bộ. Trước diễn biến của mưa lũ, các đơn vị BĐBP đứng chân trên địa bàn đã cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác khẩn trương hỗ trợ người dân ứng phó và khắc phục hậu quả.

BĐBP Hà Giang ứng cứu kịp thời hậu quả mưa lũ

Mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ tối 21 đến sáng 22/8 đã gây ngập úng cục bộ tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ. Do lượng mưa lớn, mực nước dâng cao làm ngập nhà dân và tuyến đường vào thôn, gây cản trở, ách tắc giao thông, các phương tiện không di chuyển được.

Xây dựng kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai giai đoạn 2025-2030: Ưu tiên tăng cường khả năng chống chịu thiên tai của cộng đồng

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp là Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (PCTT) đang phối hợp với các đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) triển khai xây dựng và lấy ý kiến tham vấn để hoàn thiện kế hoạch GNRRTT giai đoạn 2025 -2030. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là tăng cường khả năng chống chịu thiên tai của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng chính sách nhất quán, lập kế hoạch phát triển có tính đến rủi ro và nâng cao nhận thức từ cộng đồng.

Tùng Vài - cộng đồng chủ động phòng, chống thiên tai

Đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 2 vừa qua, chúng tôi có dịp về công tác tại Tùng Vài-xã biên giới thuộc huyện Quản Bạ (Hà Giang). Điều ấn tượng với chúng tôi là dù rét đậm, rét hại (được xếp là một trong những loại hình thiên tai) nhưng ở Tùng Vài, hầu như không có gia súc, gia cầm bị chết do rét. Đó là một trong những kết quả tích cực mang lại từ việc chủ động phòng, chống thiên tai (PCTT) cũng như chương trình PCTT dựa vào cộng đồng...

Hành động sớm từ cộng đồng trong ứng phó với thiên tai

Cung cấp thông tin và nâng cao năng lực cho cộng đồng về các loại hình thiên tai (TT) mà địa phương mình thường gặp để chuẩn bị chủ động ứng phó là cách làm thiết thực và hiệu quả. Điều này đã được chứng minh trong thực tế tại các địa phương miền núi như huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang sau khi nhận được hỗ trợ từ các Đối tác giảm nhẹ rủi ro TT trong việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa chủ động.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Trong những ngày mưa rét vừa qua, chúng tôi đã có chuyến đi thực tế tại xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Địa phương này đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong xây dựng các công trình giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai cho cộng đồng. Kết quả từ thực tế đã cho thấy những lợi ích thiết thực từ việc chủ động chuẩn bị năng lực ứng phó với thiên tai cho cộng đồng để giảm thiểu rủi ro.

Phòng, chống thiên tai ở cơ sở - Nhìn từ vùng biên Hà Giang

Hệ thống đèn năng lượng mặt trời và cầu tránh lũ đã giúp người dân Hà Giang an toàn hơn trước thiên tai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

Ngày 2/3, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) phối hợp với Văn phòng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam) và Quỹ Hỗ trợ chương trình dự án an sinh xã hội Việt Nam (Quỹ AFV) tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác GNRRTT tại huyện Quản Bạ (Hà Giang).

Xây dựng Kế hoạch Giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2025 - 2030: Ưu tiên hành động sớm từ cộng đồng

Ngày 2/3, tại xã biên giới Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) phối hợp với Văn phòng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (Quỹ AFV) tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác GNRRTT, ưu tiên thực hiện các sáng kiến địa phương, góp phần hiện thực hóa Tuyên bố Hạ Long 2023 về Hành động sớm.