Liên hoan ca múa nhạc dân tộc Mông huyện Yên Sơn lần thứ nhất tổ chức mới đây tại xã Hùng Lợi các đại biểu, khán giả rất tâm đắc với tiết mục múa Sênh tiền của đoàn xã Kiến Thiết. Tiết mục do các chị Vàng Thị Hoa và Giàng Thị Về, dân tộc Mông, thôn Khuổi Khít biểu diễn đã xuất sắc giành giải A.
Ông Giàng Văn Lai (trong ảnh), dân tộc Mông, thôn Khuổi Khít, xã Kiến Thiết (Yên Sơn) là người có uy tín trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các hủ tục.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác tuyển sinh, đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề chậm so với kế hoạch đã đề ra. Song với quyết tâm cao, các cơ sở đang nỗ lực triển khai các giải pháp đào tạo để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Chủ nhật vừa rồi tôi có dịp đi qua chợ phiên thuộc thôn Đồng Phạ, xã Kiến Thiết (Yên Sơn). Từ tờ mờ sáng đã thấy kẻ bán người mua nhộn nhịp, song chủ đạo vẫn là sắc phục dân tộc Mông. Nếu người Kinh chúng tôi làm cái gì chủ yếu nhờ đôi vai gánh hoặc vác thì ở đây, biểu tượng trong lao động, sinh hoạt của người Mông là chiếc gùi, thường được gọi là lu cở.
Hơn 11 giờ trưa mà khung cảnh hai bên con đường nhựa ngoằn ngoèo lên huyện vùng cao Lâm Bình chưa tan mây, cái lạnh vẫn còn tê tái. Đứng ở đỉnh đèo Khau Lắc nhìn xuống trung tâm huyện lỵ, những đám mây vẫn lững lờ trôi khi những tia nắng đang chiếu xuống. Vào mùa đông, nơi đây có nhiệt độ thấp nhất, có khi chỉ còn 3 - 4 độ C. Chính vì vậy mà bếp lửa vùng cao vừa là nơi để đun, nấu vừa mang giá trị văn hóa, không gian sinh hoạt, nét văn hóa đặc trưng của người vùng cao.