Đường Phước Hậu- Lộc Khê: Sắp được thảm bê tông nhựa

Thời gian qua, đường Phước Hậu- Lộc Khê, thuộc khu phố Phước Hiệp, phường Gia Bình, thị xã Trảng Bàng bị xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại.

Nghị trường đến cuộc sống: Gỡ nút thắt Nghị định 96

Các công ty khai thác công trình thủy lợi giữ vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước... Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong khai thác công trình thủy lợi hiện nay là những quy định liên quan còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, khiến những đơn vị thủy lợi này loay hoay với bài toán kinh phí.

Tỉnh Hưng Yên hỗ trợ tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 16/9, đoàn công tác tỉnh Hưng Yên do đồng chí Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, động viên và ủng hộ tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả thiên tai.

Nhiều tồn tại trong thực hiện một số dự án thủy lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, hồ đập thủy lợi, phòng, chống thiên tai, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Si Ma Cai và thành phố Lào Cai (năm 2022 - 2023).

Gia Lai: Bất thường trong kê khai diện tích thủy nông tại xã Chư Răng

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân tại xã Chư Răng, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai liên tục phản ánh việc diện tích đất lúa nước của họ bị ghi nhận tăng lên một cách khó hiểu, dẫn đến hậu quả là chi phí dịch vụ thủy nông cũng tăng theo. Đáng chú ý hơn, trong danh sách thụ hưởng dịch vụ thủy nông, nhiều trường hợp không ký tên nhưng lại xuất hiện trong danh sách. Thậm chí, có những hộ có tên trong danh sách nhưng lại không trùng khớp với diện tích đất thực tế của họ. Những bất thường này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư tại địa phương này.

Giám sát hoạt động của hợp tác xã ở 2 huyện Trà Bồng và Sơn Tịnh

Ngày 13/9, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Phương Thảo làm Trưởng đoàn đã giám sát tình hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, giai đoạn 2021 – 2023 tại 2 huyện Trà Bồng và Sơn Tịnh.

Nước tràn qua Quốc lộ 1A phía nam Cầu Cừ, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Từ 7 giờ đến 15 giờ ngày 12/9 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến dưới 20mm. Dù vậy, nước ở khu vực thượng nguồn đổ về nên sáng cùng ngày mực nước trên sông Bưởi tại Kim Tân trên báo động 2 là 0,27m, thượng nguồn sông Mã trên mức báo động 2; hạ lưu sông Mã, sông Lèn trên báo động 1, sông Cầu Chày ở mức xấp xỉ báo động 1.

Các trạm bơm vận hành hết công suất để tiêu úng

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, các công trình thủy lợi, trạm bơm trên địa bàn đang vận hành hết công suất để tiêu thoát nước.

Gia Lai: Kỳ lạ người chết ký tên nghiệm thu thủy lợi phí

Hai trạm thủy lợi tại xã Chư Răng (Ia Pa, Gia Lai) có dấu hiệu khai khống số liệu để trục lợi nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước nhiều năm qua.

Bắc Giang và Bắc Ninh bác thông tin vỡ đê

Ngày 9/9, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đều khẳng định thông tin vỡ đê là không chính xác.

Nam Định: Tập trung bơm nước cứu lúa, hoa màu bị ngập

Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã làm khoảng 5.000ha lúa hè thu, 230ha cây hoa màu, 130 ha cây ngô tại tỉnh Nam Định bị thiệt hại, trong đó có nhiều diện tích hoa màu bị ngập sâu trong nước. Tỉnh Nam Định đang chỉ đạo các địa phương, các công ty khai thác công trình thủy lợi tập trung huy động mọi nguồn lực để bơm nước chống úng cho lúa và hoa màu.

Bắc Ninh gia cố đê, khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 9/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi kiểm tra công tác khắc phục các sự cố đê điều, công trình thủy lợi và công tác phòng chống úng cho sản xuất nông nghiệp tại một số trạm bơm thuộc hệ thống thủy nông Bắc Đuống.

Tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Mặc dù, không có thiệt hại về người nhưng Hà Nam cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề về sản xuất nông nghiệp do bão số 3 (Yagi) gây ra. Nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu bị thiệt hại, tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Lục, Lý Nhân và thị xã Duy Tiên. Vì vậy, ngay sau khi bão tan, các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị thủy nông, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) và bà con nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, bó dựng lúa bị đổ, sớm phục hồi diện tích rau màu... nhằm giảm thiệt hại do bão số 3 gây ra và sớm khôi phục sản xuất.

Bắc Ninh tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Sau khi cơn bão số 3 quét qua, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng vào cuộc, triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, đảm bảo đời sống người dân và ổn định sản xuất.

Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được cấp điện ổn định

Sáng 9-9, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết hiện đã khôi phục cấp điện ổn định cho 100% trạm bơm tiêu thoát nước trên địa bàn Hà Nội.

EVNHANOI: 100% số trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

Chiều tối ngày 08/9/2024, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã khôi phục cấp điện ổn định cho 100% trạm bơm tiêu thoát nước trên địa bàn Hà Nội.

Cấp điện ổn định trở lại 100% trạm bơm tiêu thoát nước

Trong cơn bão số 3, nhiều khu vực tại Hà Nội cây xanh đổ gãy, nhà xưởng tốc mái... Do đó hệ thống lưới điện cũng bị thiệt hại do cây đổ, vật lạ bay vào đường dây, trạm biến áp.

Thái Bình: Người nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề sau bão

Siêu bão Yagi càn quét qua địa bàn tỉnh Thái Bình, không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu. Người nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cũng điêu đứng vì siêu bão.

Nam Định: Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại huyện Giao Thủy

Chiều 7.9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã đi kiểm tra diễn biến và thiệt hại do bão số 3 gây ra tại huyện Giao Thủy.

Thanh Hóa ứng phó với bão số 3

Đêm qua và sáng 7/9, khu vực Thanh Hóa có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Qua đo mưa từ các trạm đo mưa tự động từ 19 giờ ngày 6/9 đến 5 giờ ngày 7/9 Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 10-40mm.

Công ty TNHH MTV Sông Chu: Chủ động ứng phó với bão số 3

Triển khai phương án ứng phó với thiên tai, tiêu nước đệm, chủ động các giải pháp bảo vệ công trình, đặc biệt là các hồ chứa, đập, cống tiêu, đập ngắn trên kênh tiêu, thường trực 24/24 tại các công trình trọng điểm, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Đây là những chỉ đạo cụ thể, cấp bách của Công ty TNHH MTV Sông Chu đến tất cả các chi nhánh thủy nông để ứng phó với cơn bão số 3.

Thái Bình chủ động tiêu thoát nước bảo vệ lúa mùa và thủy hải sản

Để chủ động phòng tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, bảo vệ diện tích lúa, hoa màu vụ mùa và hạn chế tối đa tình trạng ngập úng gây thiệt hại cho sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, tỉnh Thái Bình đang chỉ đạo các đơn vị quản lý hệ thống thủy nông thường trực 24/24 theo dõi chủ động tiêu nước; tổ chức khơi thông giải phóng dòng chảy, triệt để tiêu nước trong hệ thống; chủ động vận hành các trạm bơm tiêu đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa Mùa, hoa màu và các đầm nuôi trồng thủy hải sản.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác ứng phó báo số 3 tại tỉnh Thái Bình

Chiều 6/9, đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã về kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại tỉnh Thái Bình.

Khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Bất thường việc thu dịch vụ công ích thủy lợi tại huyện Ia Pa, Gia Lai

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở xã Chư Răng, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về việc diện tích đất canh tác lúa nước của họ bỗng dưng tăng lên một cách bất hợp lý, dẫn đến gia tăng chi phí dịch vụ thủy nông.

Bắc Giang: Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó với bão số 3

Chiều 5/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai biện pháp ứng phó với bão Yagi (bão số 3). Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị.

Bão số 3 tăng cường độ trong hai ngày tới với gió cấp 15-16, giật trên cấp 17

Trước diễn biến của bão số 3, nhiều địa phương đang chủ động sơ tán, di dời người dân đến nơi an toàn, sẵn sàng các phương án tại chỗ để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Thanh Hóa hướng về cơ sở chỉ đạo ứng phó với bão số 3

Chiều 4/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa họp trực tuyến về công tác chuẩn bị, ứng phó với bão số 3.

Ứng phó với bão số 3: Chủ động sơ tán người dân vùng nguy cơ

Chiều 4/9, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, bến cảng, xí nghiệp, biển hiệu và các lồng, bè, trang trại nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản ở trên sông, ven biển.

Bão số 3 mạnh thành cuồng phong, Thái Bình dự kiến cấm biển từ sáng 6-9

Để phòng, chống cơn bão số 3, tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ cấm biển từ 8 giờ ngày 6-9-2024.

Sửa Nghị định 96 để phù hợp với cơ chế thị trường

Việc chưa tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công ích thủy lợi đã khiến hàng chục nghìn công nhân thủy nông trên khắp cả nước gặp khó khăn, bấp bênh. Và hệ lụy, những năm qua một số đơn vị khai thác thủy lợi đã phải nợ lương, bảo hiểm xã hội, cắt giảm tiền ăn ca và cả quỹ phúc lợi, khen thưởng. Điều này đặt ra bài toán về tính đúng, tính đủ đối với các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến quản lý, vận hành các công trình thủy lợi.

Nhọc nhằn những công nhân Thủy nông

Các công ty khai thác công trình thủy lợi giữ vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước... Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong khai thác công trình thủy lợi hiện nay là những quy định liên quan còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, khiến những đơn vị thủy lợi này loay hoay với bài toán kinh phí.

Đến Bắc Giang khám phá 'hồ trên núi' Cấm Sơn

Hồ Cấm Sơn tọa lạc tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Nằm ở độ cao khoảng 300m so với mực nước biển, hồ Cấm Sơn là công trình thủy nông lớn bậc nhất miền Bắc, có nhiệm vụ điều tiết, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Gian khổ của nhân viên thủy nông

Trên cánh đồng rộng lớn ở các thôn Thạnh Đức, Phước Nhuận, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), tổ thủy nông gồm 3 người dẫn nước vào tưới từng đám ruộng lúa. Hệ thống kênh mương nội đồng nhỏ hẹp, nhân viên thủy nông vừa dẫn nước vừa nạo vét mương khá vất vả.

Để công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững

Do nhiều nguyên nhân, nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau một thời gian sử dụng đã xuống cấp, dẫn đến chất lượng nguồn nước cung cấp không đảm bảo, lượng nước rò rỉ, hao hụt lớn, thậm chí nhiều công trình dừng hoạt động.

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa bão

Triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với mưa lũ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn hồ đập, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Tánh Linh: Khó khăn trong phát triển kinh tế tập thể

Thời gian qua, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện Tánh Linh đã triển khai nhiều biện pháp trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), sản phẩm làm ra từ các hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT) được thị trường đón nhận, doanh thu cao hơn năm trước. Tuy nhiên, việc phát triển KTTT nơi đây còn nhiều khó khăn, các HTX chưa có bước đột phá trong kinh doanh…

Thu nhập cao từ sản xuất rau, quả an toàn

Với lợi thế khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ và có nguồn nước dồi dào từ công trình thủy nông Chờ Lồng, rất thuận lợi cho phát triển rau, nhiều hộ nông dân ở xã Yên Sơn, huyện Yên Châu đã trồng rau xanh theo hướng hữu cơ, an toàn, phục vụ nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập.

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại cho các địa phương phía Bắc

Theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mưa lớn gây lũ, sạt lở đất tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái làm 3 người chết, 3 người bị thương.

Bất cập nguồn cấp bù thủy lợi phí

Nguồn kinh phí Nhà nước cấp hỗ trợ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi (hay còn gọi là cấp bù thủy lợi phí) được thực hiện từ năm 2012 đến nay vẫn chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp với giá cả thị trường. Điều này khiến các hợp tác xã (HTX) thực hiện quản lý, khai thác các công trình thủy lợi gặp không ít khó khăn.

Đồng hành bảo vệ người lao động

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động, nên bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của người lao động là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Báo Lao động Thủ đô. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố, công tác bảo vệ người lao động ngày càng được Báo Lao động Thủ đô thực hiện hiệu quả. Một số vụ việc mà chúng tôi đề cập trong bài viết là ví dụ điển hình góp phần tô thắm thêm tờ báo của tổ chức Công đoàn Thủ đô, xứng đáng là bạn đồng hành của đoàn viên, người lao động.

Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa úng

Do ảnh hưởng của bão số 2, từ đêm ngày 22/7 đến 7 giờ ngày 24/7, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to gây ngập úng nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp và khu dân cư. Lượng mưa đo được trong tỉnh đến 7 giờ ngày 24/7 đạt trung bình trên 210mm; trong đó các địa phương có tổng lượng mưa lớn như thành phố Hưng Yên 258mm, các huyện: Khoái Châu 243mm, Kim Động 238mm, Phù Cừ 222mm, Ân Thi 200mm, Tiên Lữ 216mm… Mưa lớn đã làm hàng nghìn héc-ta cây ăn quả, rau màu ở nhiều địa phương bị ngập úng…