'Té ngửa' lý do NASA chưa thể đưa người trở lại mặt trăng

Những nỗ lực đưa người trở lại mặt trăng vào năm 2024 của NASA đã thất bại vì lí do vô cùng bất ngờ và theo nhiều người có phần ...lãng xẹt.

Vào ngày 10/02/2020, Nhà Trắng đã đề xuất hơn 25 tỷ USD, mức ngân sách lớn nhất từ trước tới nay cho Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), trong nỗ lực đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024.

Vào ngày 10/02/2020, Nhà Trắng đã đề xuất hơn 25 tỷ USD, mức ngân sách lớn nhất từ trước tới nay cho Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), trong nỗ lực đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024.

Đề xuất ngân sách này bao gồm 3 tỷ USD cho việc phát triển các phương tiện cần thiết nhằm đưa các phi hành gia tới bề mặt của Mặt trăng thuộc chương trình Artemis của NASA.

Đề xuất ngân sách này bao gồm 3 tỷ USD cho việc phát triển các phương tiện cần thiết nhằm đưa các phi hành gia tới bề mặt của Mặt trăng thuộc chương trình Artemis của NASA.

NASA ban đầu dự kiến sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2028, tuy nhiên Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã yêu cầu NASA cắt ngắn giai đoạn và thực hiện kế hoạch này vào năm 2024.

NASA ban đầu dự kiến sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2028, tuy nhiên Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã yêu cầu NASA cắt ngắn giai đoạn và thực hiện kế hoạch này vào năm 2024.

Tuy nhiên mới đây, NASA cho biết, cơ quan này chưa thể đưa phi hành gia quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024. Nguyên nhân là vì sự chậm trễ trong việc phát triển sản xuất bộ đồ du hành vũ trụ.

Tuy nhiên mới đây, NASA cho biết, cơ quan này chưa thể đưa phi hành gia quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024. Nguyên nhân là vì sự chậm trễ trong việc phát triển sản xuất bộ đồ du hành vũ trụ.

Paul K. Martin - Tổng thanh tra NASA cho biết, dù sẽ chi hơn một tỉ USD nhưng các bộ đồ du hành vũ trụ sử dụng trong chuyến bay đưa con người trở lại Mặt trăng có thể hoàn thành sớm nhất vào tháng 4/2025.

Paul K. Martin - Tổng thanh tra NASA cho biết, dù sẽ chi hơn một tỉ USD nhưng các bộ đồ du hành vũ trụ sử dụng trong chuyến bay đưa con người trở lại Mặt trăng có thể hoàn thành sớm nhất vào tháng 4/2025.

Sự chậm trễ này là do thiếu kinh phí, ảnh hưởng của dịch bệnh và các thách thức kỹ thuật khác. Hiện tại, có 27 công ty khác nhau cung cấp các thành phần tạo nên bộ đồ vũ trụ thế hệ mới của NASA cho sứ mệnh lên Mặt trăng.

Sự chậm trễ này là do thiếu kinh phí, ảnh hưởng của dịch bệnh và các thách thức kỹ thuật khác. Hiện tại, có 27 công ty khác nhau cung cấp các thành phần tạo nên bộ đồ vũ trụ thế hệ mới của NASA cho sứ mệnh lên Mặt trăng.

SpaceX của Elon Musk đã giành được hợp đồng trị giá 2,9 tỉ USD để phát triển tàu đổ bộ mặt trăng cho sứ mệnh. Tuy nhiên, việc trao hợp đồng đã bị trì hoãn do hai đối thủ cạnh tranh là Blue Origin và Dynetics phản đối, kiện SpaceX.

SpaceX của Elon Musk đã giành được hợp đồng trị giá 2,9 tỉ USD để phát triển tàu đổ bộ mặt trăng cho sứ mệnh. Tuy nhiên, việc trao hợp đồng đã bị trì hoãn do hai đối thủ cạnh tranh là Blue Origin và Dynetics phản đối, kiện SpaceX.

Chia sẻ về vấn đề này, Elon Musk cho biết: "Có vẻ như đã có quá nhiều đầu bếp tham gia nấu ăn. SpaceX có thể làm điều đó nếu cần".

Chia sẻ về vấn đề này, Elon Musk cho biết: "Có vẻ như đã có quá nhiều đầu bếp tham gia nấu ăn. SpaceX có thể làm điều đó nếu cần".

Tổng thanh tra NASA cho biết những cuộc kiện cáo đó cũng góp phần khiến NASA không thể đạt được mục tiêu hạ cánh lên Mặt trăng vào năm 2024.

Tổng thanh tra NASA cho biết những cuộc kiện cáo đó cũng góp phần khiến NASA không thể đạt được mục tiêu hạ cánh lên Mặt trăng vào năm 2024.

"Mục tiêu là năm 2024, nhưng thực sự rất khó. Yếu tố quan trọng hàng đầu đó là sự an toàn và nó liên quan đến con người. Có thể có sự chậm trễ, nhưng mục tiêu là vào cuối năm 2024" - Giám đốc NASA, Bill Nelson chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

"Mục tiêu là năm 2024, nhưng thực sự rất khó. Yếu tố quan trọng hàng đầu đó là sự an toàn và nó liên quan đến con người. Có thể có sự chậm trễ, nhưng mục tiêu là vào cuối năm 2024" - Giám đốc NASA, Bill Nelson chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.

Việc phát triển các bộ vũ trụ mới là rất quan trọng trong việc "đưa con người trở lại Mặt Trăng, tiếp tục các hoạt động an toàn trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, khám phá Sao Hỏa cũng như các địa điểm không gian khác".

Việc phát triển các bộ vũ trụ mới là rất quan trọng trong việc "đưa con người trở lại Mặt Trăng, tiếp tục các hoạt động an toàn trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS, khám phá Sao Hỏa cũng như các địa điểm không gian khác".

Hiện các phi hành gia đang sử dụng bộ đồ EMU thiết kế cách đây 45 năm cho Chương trình Tàu con thoi. Tuy nhiên những bộ đồ không gian đã được tân trang lại, thiết kế lại một phần để phục vụ các hoạt động ngoài trời trên ISS.

Hiện các phi hành gia đang sử dụng bộ đồ EMU thiết kế cách đây 45 năm cho Chương trình Tàu con thoi. Tuy nhiên những bộ đồ không gian đã được tân trang lại, thiết kế lại một phần để phục vụ các hoạt động ngoài trời trên ISS.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/te-ngua-ly-do-nasa-chua-the-dua-nguoi-tro-lai-mat-trang-1576079.html