Thả 14 loài động vật cực hiếm về rừng tự nhiên VQG Bù Gia Mập

14 loài động vật rừng quý hiếm được thả về rừng có 83 con, gồm tê tê java, niệc mỏ vằn (loài cực kỳ quý, hiếm), rùa núi đất lớn, rùa núi vàng...

Ngày 20/12, ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật-Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thực hiện thả 14 loài động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiên thuộc lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập. (Ảnh: TTXVN).

Ngày 20/12, ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật-Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thực hiện thả 14 loài động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiên thuộc lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập. (Ảnh: TTXVN).

14 loài động vật rừng quý hiếm được thả về rừng có 83 con, gồm tê tê java, niệc mỏ vằn (loài cực kỳ quý, hiếm), rùa núi đất lớn, rùa núi vàng...(Ảnh: TTXVN).

14 loài động vật rừng quý hiếm được thả về rừng có 83 con, gồm tê tê java, niệc mỏ vằn (loài cực kỳ quý, hiếm), rùa núi đất lớn, rùa núi vàng...(Ảnh: TTXVN).

Đây đều là những loài động vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007) được quy định bảo vệ từ nhóm IIB trở lên (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Đây đều là những loài động vật quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007) được quy định bảo vệ từ nhóm IIB trở lên (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Số động vật rừng được tái thả có nguồn gốc từ người dân đã chủ động trao trả, giao nộp cho đơn vị chức năng để thực hiện các giải pháp cứu hộ, huấn luyện bản năng hoang dã trước khi về với môi trường rừng tự nhiên.

Số động vật rừng được tái thả có nguồn gốc từ người dân đã chủ động trao trả, giao nộp cho đơn vị chức năng để thực hiện các giải pháp cứu hộ, huấn luyện bản năng hoang dã trước khi về với môi trường rừng tự nhiên.

Trước đó, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi sau khi khảo sát điều kiện môi trường rừng tự nhiên tại Vườn quốc Bù Gia Mập hoàn toàn phù hợp về diện tích, chất lượng rừng và đặc điểm sinh thái của các loài.

Trước đó, Trạm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi sau khi khảo sát điều kiện môi trường rừng tự nhiên tại Vườn quốc Bù Gia Mập hoàn toàn phù hợp về diện tích, chất lượng rừng và đặc điểm sinh thái của các loài.

Các điều kiện đảm bảo loài động vật sau khi tái thả có thể sinh tồn tốt trong rừng tự nhiên.

Các điều kiện đảm bảo loài động vật sau khi tái thả có thể sinh tồn tốt trong rừng tự nhiên.

Theo Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, trong năm 2022, phối hợp với các cơ quan chức năng trong, ngoài tỉnh đã tiếp nhận cứu hộ và cùng tái thả gần 500 con thuộc nhiều loài động rừng nguy cấp, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng về rừng.

Theo Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, trong năm 2022, phối hợp với các cơ quan chức năng trong, ngoài tỉnh đã tiếp nhận cứu hộ và cùng tái thả gần 500 con thuộc nhiều loài động rừng nguy cấp, quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng về rừng.

Đây là những động vật hoang dã nuôi nhốt trái phép do cá nhân, tổ chức đã chủ động liên hệ và trao trả, giao nộp cho cơ quan chức năng để thực hiện các giải pháp cứu hộ trước khi tái thả về rừng tự nhiên.

Đây là những động vật hoang dã nuôi nhốt trái phép do cá nhân, tổ chức đã chủ động liên hệ và trao trả, giao nộp cho cơ quan chức năng để thực hiện các giải pháp cứu hộ trước khi tái thả về rừng tự nhiên.

Tê tê Java là loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê, có vảy bao phủ thân mình chỉ chừa phần bụng và mặt trong tứ chi. Ở những phần đó có lông thưa. Chân chúng có móng dài và cong.

Tê tê Java là loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê, có vảy bao phủ thân mình chỉ chừa phần bụng và mặt trong tứ chi. Ở những phần đó có lông thưa. Chân chúng có móng dài và cong.

Niệc mỏ vằn có tên khoa học là Rhyticeros undulatus, là một loài chim thuộc họ Hồng hoàng. Trên thế giới, niệc mỏ vằn phân bố ở Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Bhutan.

Niệc mỏ vằn có tên khoa học là Rhyticeros undulatus, là một loài chim thuộc họ Hồng hoàng. Trên thế giới, niệc mỏ vằn phân bố ở Mianma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Bhutan.

Rùa núi đất lớn là loài rùa có kích thước lớn nhất nhì trong 26 loài rùa của nước ta. Kích thước chúng có thể lớn tới 15 kg và chiều dài lên tới gần 50cm…

Rùa núi đất lớn là loài rùa có kích thước lớn nhất nhì trong 26 loài rùa của nước ta. Kích thước chúng có thể lớn tới 15 kg và chiều dài lên tới gần 50cm…

Rùa núi vàng là một loài rùa thuộc họ Rùa núi, phân bố ở Đông Nam Á và một phần Nam Á. Rùa núi vàng phân bố ở Nepal, Bangladesh, Ấn Độ (Jalpaiguri, East Bengal và Bihar), Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, tây Malaysia, nam Trung Quốc.

Rùa núi vàng là một loài rùa thuộc họ Rùa núi, phân bố ở Đông Nam Á và một phần Nam Á. Rùa núi vàng phân bố ở Nepal, Bangladesh, Ấn Độ (Jalpaiguri, East Bengal và Bihar), Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, tây Malaysia, nam Trung Quốc.

Xem thêm video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu (Nguồn: VTV24).

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tha-14-loai-dong-vat-cuc-hiem-ve-rung-tu-nhien-vqg-bu-gia-map-1788179.html