Thả gấp hai con cu li về rừng Bình Phước: Loài cực nguy cấp!

Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước mới thả 2 con cu li về rừng. Loài này thuộc nhóm IB nguy cấp, quý hiếm và rất cần được con người bảo vệ để tránh tuyệt chủng.

Vào ngày 9/6, Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước thả 2 con cu li về rừng. Trước đó, vào hơn 2 tháng trước, chúng được cán bộ Trại giam An Phước, huyện Phú Giáo (Bình Dương) phát hiện trong lúc tuần tra gần trại.

Vào ngày 9/6, Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước thả 2 con cu li về rừng. Trước đó, vào hơn 2 tháng trước, chúng được cán bộ Trại giam An Phước, huyện Phú Giáo (Bình Dương) phát hiện trong lúc tuần tra gần trại.

Sau đó, cán bộ Trại giam An Phước giao nộp 2 con cu li trên cho cơ quan kiểm lâm.

Sau đó, cán bộ Trại giam An Phước giao nộp 2 con cu li trên cho cơ quan kiểm lâm.

Sau khi tiếp nhận, Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú kiểm tra sức khỏe 2 con cu li. Kết quả kiểm tra cho thấy 2 cá thể này rất yếu. Mỗi con cu li nặng khoảng 0,5 kg.

Sau khi tiếp nhận, Hạt kiểm lâm huyện Đồng Phú kiểm tra sức khỏe 2 con cu li. Kết quả kiểm tra cho thấy 2 cá thể này rất yếu. Mỗi con cu li nặng khoảng 0,5 kg.

Sau một thời gian được cán bộ kiểm lâm chăm sóc, 2 con cu li hồi phục sức khỏe và có thể tự đi săn mồi. Do vậy, chúng được thả về rừng vào ngày 9/6 vừa qua.

Sau một thời gian được cán bộ kiểm lâm chăm sóc, 2 con cu li hồi phục sức khỏe và có thể tự đi săn mồi. Do vậy, chúng được thả về rừng vào ngày 9/6 vừa qua.

Theo các chuyên gia, 2 cá thể đó là cu li nhỏ. Loài cu li nhỏ có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates. Nó thuộc nhóm IB nguy cấp, quý hiếm.

Theo các chuyên gia, 2 cá thể đó là cu li nhỏ. Loài cu li nhỏ có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates. Nó thuộc nhóm IB nguy cấp, quý hiếm.

Loài cu li này có lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi của chúng có vết trắng, dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm.

Loài cu li này có lông mềm mại, màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi của chúng có vết trắng, dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm.

Cu li nhỏ thường ăn quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non.

Cu li nhỏ thường ăn quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non.

Thêm nữa, cu li nhỏ có tập tục kiếm ăn ban đêm ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy. Vào ban ngày, chúng cuộn tròn cơ thể và ngủ trong các lùm cây.

Thêm nữa, cu li nhỏ có tập tục kiếm ăn ban đêm ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy. Vào ban ngày, chúng cuộn tròn cơ thể và ngủ trong các lùm cây.

Tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Việt Nam, cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm Việt Nam, cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Vậy nên, cơ quan chức năng nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng cu li nhỏ vì mục đích thương mại.

Vậy nên, cơ quan chức năng nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng cu li nhỏ vì mục đích thương mại.

Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tha-gap-hai-con-cu-li-ve-rung-binh-phuoc-loai-cuc-nguy-cap-1711322.html