Thăm Đài tưởng niệm người có công giữa trung tâm Đà Nẵng

Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng vừa được tôn tạo là hạng mục thuộc chương trình cải tạo, mở rộng Quảng trường 29/3 của thành phố bên sông Hàn..

Dự án nâng cấp, tôn tạo Đài Tưởng niệm thành phố Đà Nẵng và cải tạo, mở rộng Quảng trường 29/3 (gọi tắt là Dự án) được chia làm 2 giai đoạn, có tổng giá trị đầu tư hơn 212 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và xã hội hóa. Công trình khánh thành giai đoạn 1 vào dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023).

Dự án có thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025 do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý.

Giai đoạn 1 của Dự án hoàn thành sau hơn 1 năm triển khai với hạng mục quan trọng nhất là khu vực Đài tưởng niệm có kinh phí gần 35 tỷ đồng trên diện tích 10.000 m2.

Giai đoạn 1 của Dự án hoàn thành sau hơn 1 năm triển khai với hạng mục quan trọng nhất là khu vực Đài tưởng niệm có kinh phí gần 35 tỷ đồng trên diện tích 10.000 m2.

Đài tưởng niệm được xây dựng từ năm 1994, hướng mặt về phía đường 2/9 và Quảng trường 29/3 thuộc phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, là công trình thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công của dân tộc, đặc biệt với mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng.

Đài tưởng niệm được xây dựng từ năm 1994, hướng mặt về phía đường 2/9 và Quảng trường 29/3 thuộc phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, là công trình thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công của dân tộc, đặc biệt với mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng.

Điểm nhấn của Đài tưởng niệm là bức Phù điêu “Trang sử đất Quảng” được giữ lại nguyên bản về nội dung và phóng lớn hơn, hoành tráng hơn.

Điểm nhấn của Đài tưởng niệm là bức Phù điêu “Trang sử đất Quảng” được giữ lại nguyên bản về nội dung và phóng lớn hơn, hoành tráng hơn.

Phía trước và sau lưng tượng đài là phù điêu về Bác Hồ, quê hương, đất nước, dân tộc Việt Nam anh hùng.

Phía trước và sau lưng tượng đài là phù điêu về Bác Hồ, quê hương, đất nước, dân tộc Việt Nam anh hùng.

Không gian tượng đài cũng bố trí lối lên xuống cho người khuyết tật đến dâng hương, tham quan.

Không gian tượng đài cũng bố trí lối lên xuống cho người khuyết tật đến dâng hương, tham quan.

Cùng với tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê, công trình Đài Tưởng niệm là những biểu tượng của thành phố Đà Nẵng vào thập niên 90 của thế kỷ XX, là công trình văn hóa tâm linh có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội với Đà Nẵng.

Cùng với tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê, công trình Đài Tưởng niệm là những biểu tượng của thành phố Đà Nẵng vào thập niên 90 của thế kỷ XX, là công trình văn hóa tâm linh có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội với Đà Nẵng.

Đà Nẵng đang khẩn trương triển khai đầu tư, nâng cấp xung quanh Đài Tưởng niệm và cảnh quan Quảng trường 29/3 trong giai đoạn 2 của Dự án. Sau khi hoàn tất các giai đoạn nâng cấp, Quảng trường 29/3 sẽ là quảng trường lớn của thành phố và là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng, đồng thời là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách.

Đà Nẵng đang khẩn trương triển khai đầu tư, nâng cấp xung quanh Đài Tưởng niệm và cảnh quan Quảng trường 29/3 trong giai đoạn 2 của Dự án. Sau khi hoàn tất các giai đoạn nâng cấp, Quảng trường 29/3 sẽ là quảng trường lớn của thành phố và là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng, đồng thời là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách.

Trường Thành

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn//diem-den/tham-dai-tuong-niem-nguoi-co-cong-giua-trung-tam-da-nang-c23a55947.html