Thấy gì từ Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt?

Sau khi Hội nghị thượng đỉnh kết thúc vào thứ bảy tại thủ đô Algiers, Algeria.Các nhà lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố Algiers, trong đó lên án mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương.

Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tổ chức vào ngày 2 tháng 3 năm 2024 tại Algiers

Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tổ chức vào ngày 2 tháng 3 năm 2024 tại Algiers

Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi lên án tất cả các biện pháp hạn chế kinh tế đơn phương được áp dụng mà không có sự chấp thuận trước của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cũng như việc áp dụng luật pháp và quy định của một quốc gia nào đó đối với các quốc gia thành viên Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF)”..

Tuyên bố cũng khẳng định những hạn chế này "ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển và thương mại khí đốt tự nhiên, đồng thời cũng là mối đe dọa đến an ninh nguồn cung khí đốt tự nhiên”..

Ngoài ra, đại diện GECF cũng yêu cầu "tôn trọng các quyền chủ quyền vĩnh viễn và tuyệt đối của các quốc gia thành viên đối với tài nguyên khí đốt tự nhiên”..

Được thành lập vào năm 2001, GECF có 12 quốc gia thành viên, bao gồm: Algeria, Qatar, Nga, Iran, Bolivia, Ai Cập, Guinea Xích đạo, Libya, Nigeria, Trinidad và Tobago, Venezuela và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Vào thứ sáu, Tổng thư ký GECF, ông Mohamed Hamel thông báo rằng các Bộ trưởng của Diễn đàn đã chấp thuận cho Senegal tham gia với tư cách là thành viên quan sát.

Hành động lên án vào thứ bảy được cho là nhắm đến Mỹ và các nước phương Tây, những nước đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Nga sau khi nước này tấn công Ukraine.

Đầu tư cố định

Hội nghị thượng đỉnh lần này có sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Iran, ông Ebrahim Raïssi và Quốc vương Qatar, ông Tamim bin Hamad al-Thani, diễn ra trong bối cảnh thị trường năng lượng đang chịu nhiều biến động.

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2024 so với năm 2023, do ảnh hưởng bởi dự báo về thời tiết lạnh hơn và giá khí đốt giảm.

Tuyên bố Algiers cũng nhấn mạnh "tầm quan trọng của các hợp đồng khí đốt tự nhiên trung và dài hạn, giá khí đốt tự nhiên công bằng và ổn định, cùng với việc đầu tư liên tục vào khí đốt tự nhiên để tăng cường an ninh năng lượng và hỗ trợ phát triển các hệ thống năng lượng tái tạo”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thống Algeria, ông Abdelmadjid Tebboune cho rằng Hội nghị thượng đỉnh này là "cơ hội để có tầm nhìn chung nhằm bảo vệ lợi ích của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng”.

Ông cũng khẳng định khí đốt tự nhiên "đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trên toàn cầu”.

Theo GECF, các quốc gia thành viên cùng với 7 quốc gia liên kết khác chiếm 70% trữ lượng khí đốt đã được được xác minh và 51% lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu trên toàn cầu.

Theo báo cáo thường niên "Global Gas Outlook 2050" được công bố vào thứ năm, GECF dự đoán: “Đến năm 2050, nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ tăng 34% vào năm 2050, góp phần gia tăng đáng kể thị phần của nó trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, từ mức 23% hiện nay lên 26%”.

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/thay-gi-tu-dien-dan-cac-nuoc-xuat-khau-khi-dot-706672.html