Thói quen 70% người Việt mắc khi rửa thớt đang mang bệnh vào nhà

Thói quen 70% người Việt mắc khi rửa thớt đang mang bệnh vào nhà nhưng chẳng mấy ai quan tâm để ý.

Thói quen 70% người Việt mắc khi rửa thớt đang mang bệnh vào nhà

Nhiều nhà khoa học đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về cách vệ sinh thớt đúng cách để đảm bảo vệ sinh, tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn, qua đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thớt có chứa nhiều hơn khoảng 200% vi khuẩn so với bồn cầu.

Hầu hết mọi người đều có thói quen vệ sinh thớt giống như cách chúng ta rửa các thứ khác - nước ấm, nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa. Đây là một cách làm hoàn toàn sai. Nước ấm và nước rửa bát có thể vệ sinh sạch sẽ rất nhiều các dụng cụ khác như bát, xoong… nhưng với thớt thì không.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chuyên gia Sarah từ trang thông tin Expert Home Tips (bí quyết làm việc nhà của các chuyên gia) giải thích rằng chất tẩy rửa hay nước rửa không thể đi sâu vào bề mặt của thớt để làm sạch những chỗ cần thiết.

Điều này khiến cho các vi khuẩn có hại vẫn có thể bám lại trên thớt và gây ra bệnh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một thứ gì đó cótác dụnghơn. Sarah khuyên "Ngâm thớt vào chất tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng sẽ đảm bảo vô trùng, do đó ngăn ngừa mọi nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn".

Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.

Sai lầm khi rửa bát

Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa

Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do "không có thời gian" nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.

Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu

Đừng thấy chén đĩa quá dơ mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao. Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được.

Theo Khỏe và Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thoi-quen-70-nguoi-viet-mac-khi-rua-thot-dang-mang-benh-vao-nha/20230203091603708