Thứ này ở trong bếp còn độc gấp 68 lần asen, dù tiếc bạn cũng phải vứt đi ngay kẻo ung thư 'ập' đến
Ngày nay, có rất nhiều người vẫn còn thói quen giữ lại đồ ăn ôi thiu, ẩm mốc để tiết kiệm, lâu ngày bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc aflatoxin.
Ung thư là căn bệnh có thể xuất hiện vì rất nhiều nguyên nhân, nó có thể xảy ra vì di truyền, môi trường, chế độ ăn uống, yếu tố nghề nghiệp, do bệnh lý...
Trong đó, yếu tố chế độ ăn uống đặc biệt đáng được quan tâm, nhất là những người thích ăn đồ nướng, đồ rán, đồ chua và những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia thì nên thay đổi kịp thời để giảm nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, còn một thói quen ăn uống rất tồi tệ khác mà nhiều người không chú ý đến đó là: lạm dụng đồ ăn mốc.
Đồ mốc không phải là nguyên nhân chính gây ung thư. Chúng sẽ chỉ gây hại nếu loại nấm mốc đó là Aspergillus flavus hoặc Aspergillus parasiticus, sau đó sản sinh ra độc tố aflatoxin .
Aflatoxin được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1960. Aflatoxin là chất có độc tính cao, Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan gây ung thư nhiều nhất. Nó độc gấp 68 lần asen, đồng thời nó cũng được WHO xếp vào nhóm 1 các chất gây ung thư nguy hiểm cho gan.
Ngày nay, có rất nhiều người vẫn còn thói quen giữ lại đồ ăn ôi thiu, ẩm mốc để tiết kiệm, lâu ngày bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc aflatoxin.
Nếu dùng aflatoxin trong thời gian ngắn, bạn có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc khác, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan, thậm chí tử vong.
2 món ăn trong nhà bếp dễ ẩn chứa aflatoxin nhất
1. Chai dầu ăn đã lưu trữ quá lâu
Những chai dầu cỡ lớn thường tiện lợi và có giá thành tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua lẻ từng chai nhỏ, vì thế đây thường là lựa chọn của các hộ gia đình.
Thời gian để tiêu thụ hết chai dầu ăn này thường khá dài, vì vậy miệng chai, nắp chai có thể dính bụi bẩn, vi khuẩn sau đó hình thành nấm mốc.Hơn nữa, dầu ăn thường được sản xuất từ các loại ngũ cốc như lạc, bắp, hạt hướng dương, hạt bí ngô... chính vì vậy, khi dầu được bảo quản thời gian dài trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể dễ sản sinh độc tố aflatoxin.
Cách dùng dầu ăn tốt nhất là nên mua từng chai nhỏ để quá trình lưu trữ trong nhà không bị quá dài. Những chai dầu ăn đã quá hạn của nhà sản xuất thì tốt nhất nên được vứt bỏ sớm.
2. Khoai tây mốc
Các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây thường được tích trữ rất nhiều trong các gia đình. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách chúng lại rất dễ sản sinh nấm mốc và sinh ra độc tố aflatoxin, nếu bạn tiêu thụ nhiều cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Vì vậy, một khi khoai tây bị mốc, hãy vứt bỏ kịp thời, tránh tích trữ quá nhiều một lúc, để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị hư hỏng.
Thớt, đũa cũng có thể gây ung thư nếu một thời gian dài không thay không?
Nhiều người lo lắng rằng đũa gỗ, thớt gỗ dùng lâu ngày có thể sản sinh nấm mốc và tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên theo các chuyên gia trên tờ QQ, nấm mốc trên thớt, đũa có thể không phải là nấm Aspergillus flavus. Kể cả là nấm Aspergillus flavus thì cũng có thể không dễ sinh ra độc tố.
Lý do bởi: Quá trình sản sinh độc tố của aflatoxin cũng cần đòi hỏi một số điều kiện nhất định. Ví dụ môi trường cần đáp ứng nhiệt độ trên 20 độ C, độ ẩm và dinh dưỡng thích hợp. Tuy nhiên, đũa, thớt thông thường không tạo ra nhiều chất dinh dưỡng nên khó có thể sinh ra độc tố.
Tuy nhiên, đũa, thớt bị mốc chắc chắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ cho vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy các gia đình không nên dùng thớt, đũa quá lâu, 6 tháng đến 1 năm nên thay một lần.
Ngoài ra, nên có sẵn trong nhà ít nhất 2 chiếc thớt cho đồ sống và đồ chín. Nếu dùng chung một chiếc thớt sẽ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa...
Trong khi dùng nên rửa sạch, sau đó phơi thật khô rồi mới sử dụng.
Theo Nhịp Sống Việt