Thức ăn thừa nếu có 5 dấu hiệu này thì nên vứt bỏ ngay
Không ai thích lãng phí thức ăn ngon, nhưng vì thức ăn thừa không có 'hạn sử dụng' rõ ràng, nên khó có thể xác định liệu món ăn đó còn có thể ăn được hay không.
Thức ăn thừa dường như đã trở thành câu chuyện muôn thuở của nhiều gia đình. Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng "nấu ít thì sợ thiếu mà nấu nhiều thì lại thừa" nhưng "thừa còn hơn thiếu". Do đó, việc cất giữ và bảo quản đồ ăn thừa đã trở thành thói quen khá phổ biến của người Việt.
Tuy nhiên, không giống như các sản phẩm đóng gói sẵn, thứ sẽ luôn có các dòng chữ in trên bao bì như "hạn sử dụng" hay "dùng tốt nhất trước ngày"..., chúng ta khó có thể nắm bắt được có thể tiếp tục ăn thức ăn thừa trong vào bao nhiêu ngày sau khi cất trữ. Khi đó, tờ Insidergợi ý "sử dụng các giác quan và khả năng phán đoán tốt nhất của mình thường là cách tốt nhất để xác định xem thực phẩm có còn ăn được hay không".
Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể dựa vào.
Theo nguyên tắc chung, không nên để thực phẩm nào trong tủ lạnh lâu hơn vài ngày.
Theo trang State Food Safety, thức ăn thừa nên được vứt bỏ sau một tuần - nhưng theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một số loại thực phẩm thực sự nên được vứt bỏ trước mốc 7 ngày đó.
Ví dụ, theo USDA, chả, súp, món hầm và thịt hầm đã nấu chín không được để trong tủ lạnh quá ba hoặc bốn ngày.
Theo đó, nếu bạn không chắc thức ăn đã để trong tủ lạnh bao lâu, thì có một vài dấu hiệu khác mà bạn nên vứt bỏ thức ăn thừa.
Nấm mốc thường là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
Nếu thức ăn của bạn có vẻ bị mốc, thì nên vứt bỏ ngay lập tức.
Theo hướng dẫn của USDA, thực phẩm mốc có thể chứa vi khuẩn vô hình và một số dạng mốc có thể gây bệnh, dị ứng và các vấn đề về hô hấp.
Nếu thực phẩm không có dấu hiệu bị mốc nhưng bạn vẫn không chắc mình có thể ăn được hay không, hãy thử một phương pháp khác để kiểm tra độ tươi của thực phẩm.
Vứt thức ăn thừa nếu màu sắc của chúng đã thay đổi.
Trước khi bạn ăn bất cứ thứ gì, hãy kiểm tra cẩn thận thức ăn và tự hỏi bản thân xem tất cả các thành phần có màu giống như khi bạn nấu chúng hay không. Ví dụ, nếu thịt bò chuyển từ nâu sang xám hoặc rau diếp chuyển từ xanh sang nâu.
Nếu một loại thực phẩm không còn giống như màu của nó trước đó, thì nó có thể không an toàn để ăn.
Phương pháp kiểm tra thức ăn thừa này hiệu quả nhất đối với các bữa ăn có nguyên liệu tươi như nông sản, thịt và sữa tươi. Đối với các bữa ăn được chế biến từ nguyên liệu có chứa chất bảo quản, màu sắc có thể gây nhầm lẫn và bạn nên tìm những dấu hiệu cảnh báo khác.
Nếu thức ăn không có mùi thơm ngon hoặc mùi đã thay đổi đột ngột, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.
Theo USDA, mùi thối, không ngon là dấu hiệu cho thấy thức ăn thừa của bạn đã sẵn sàng để được vứt đi. Nói chung, thức ăn thừa của chúng ta sẽ có mùi giống như khi bạn nấu chúng.
Nếu kết cấu thức ăn của bạn đã thay đổi, hãy tìm thứ khác để ăn.
Nếu bạn vẫn không chắc chắn về tình trạng của thức ăn thừa, hãy kiểm tra kết cấu của thức ăn. Nếu thực phẩm có cảm giác nhầy nhụa (nhớt) hoặc có sự thay đổi kết cấu rõ rệt thì rất có thể thực phẩm đó đã bị hỏng.
Cách tốt nhất để đảm bảo thực phẩm của bạn an toàn để ăn là thận trọng và làm theo "bản năng ruột" của bạn.
Cuối cùng, nếu bạn không chắc thứ gì đó có an toàn để ăn hay không, bạn nên thận trọng, vứt nó đi và thử những cách mới để tránh lãng phí thực phẩm trong tương lai.
Ví dụ, bạn có thể dán nhãn ngày tháng cho thức ăn thừa của mình và tuân theo hệ thống FIFO (nhập trước, xuất trước). Đây là cách sử dụng và tiêu thụ thực phẩm dựa trên thời điểm chúng được cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông.
Thực phẩm lâu đời nhất luôn được sử dụng trước để giúp giảm lãng phí thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
Nguồn và ảnh: Insider