Thuốc nào được dùng trị giãn não thất?

Giãn não thất là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, suy giảm thể chất và tinh thần, thậm chí tử vong...

Nội dung

1. Thuốc trị giãn não thất

1.1. Thuốc isosorbide

1.2. Thuốc acetazolamide

1.3. Thuốc furosemide

1.4. Mannitol

1.5. Corticosteroid

2. Các phương pháp khác

3. Lưu ý khi điều trị giãn não thất

Xem thêm:

Giãn não thất là tình trạng não thất hoặc các khoang chứa dịch bị mở rộng do dịch não tủy (CSF) tích tụ. Dịch não tủy là chất lỏng bảo vệ não và tủy sống. Mức độ nghiêm trọng của giãn não thất phụ thuộc vào mức độ não bị giãn mở. Trong một số trường hợp, dịch tiếp tục tích tụ và não thất sẽ to ra theo thời gian. Tình trạng này được gọi là não úng thủy.

Não úng thủy có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh nhất. Việc lựa chọn điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của bệnh nhân.

Giãn não thất là một bệnh lý nguy hiểm.

Giãn não thất là một bệnh lý nguy hiểm.

1. Thuốc trị giãn não thất

1.1. Thuốc isosorbide

Tác dụng: Là một loại dihydric alcohol có nguồn gốc từ sorbitol, có hiệu quả hơn ở bệnh não úng thủy vừa phải so với bệnh não úng thủy nặng. Isosorbide đặc biệt hữu ích trong bệnh não úng thủy mắc phải và ở trẻ em bị cắt bỏ ống thông do nhiễm trùng.

Tác dụng phụ: Isosorbide an toàn ở nhiều bệnh nhân, có ít tác dụng phụ và ít cần theo dõi sinh hóa thường xuyên, bao gồm tăng natri máu và mất nước. Liều cao hơn có thể dẫn đến nhiều biến chứng hơn.

1.2. Thuốc acetazolamide

Tác dụng: Là một chất ức chế anhydrase carbonic, làm giảm tiết dịch não tủy bởi đám rối mạch mạc. Thuốc chủ yếu được sử dụng trong trường hợp u não giả. Tác dụng điều trị của acetazolamide ở trẻ em bị não úng thủy là không đáng kể. Tuy nhiên, thuốc đã được đề xuất như một phương pháp thay thế cho việc dẫn lưu ở người lớn bị não úng thủy.

Tác dụng phụ: Toan chuyển hóa tăng clo máu kèm theo hạ kali máu, loạn vị giác, dị cảm, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đa niệu. Những tác dụng phụ này thường liên quan đến liều dùng. Vì vậy, cần theo dõi chất điện giải trong quá trình điều trị và có liệu pháp thay thế kali và bicarbonate để giảm tác dụng phụ của thuốc.

Lưu ý: Quá mẫn, đặc biệt là dị ứng lưu huỳnh và suy gan là chống chỉ định đối với acetazolamide và cũng tương đối chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận.

1.3. Thuốc furosemide

Tác dụng: Furosemide là thuốc thuộc nhóm lợi tiểu, có tác dụng đào thải nước và muối, được dùng trong điều trị giãn não thất.

Tác dụng phụ của thuốc là rối loạn điện giải huyết thanh, hạ huyết áp và độc tính với tai. Do đó khi sử dụng thuốc này cần theo dõi chặt chẽ nồng độ điện giải.

1.4. Mannitol

Tác dụng: Được sử dụng để giảm áp lực nội sọ và khối lượng não. Thuốc hiếm khi được sử dụng ngoại trừ ở người lớn bị não úng thủy cấp tính do xuất huyết nội sọ. Mannitol được hấp thu kém từ đường tiêu hóa nếu dùng qua đường uống. Thuốc có thể gây tiêu chảy thẩm thấu, vì vậy phải dùng đường tiêm.

Tác dụng phụ: Mannitol gây lợi tiểu nhiều hơn natri niệu và nếu mất nước tự do quá nhiều, có thể xảy ra tình trạng tăng natri máu và tăng kali máu.

1.5. Corticosteroid

Tác dụng: Thuốc giúp giảm sản xuất dịch não tủy, giảm xơ hóa ở khoang dưới nhện, làm chậm phản ứng viêm sau các tình trạng xuất huyết dưới nhện, viêm màng não (làm gián đoạn lưu lượng dịch não tủy bình thường).

Ngoài ra, thuốc cũng giúp tăng thông khí giúp thở nhanh hơn, có thể làm giảm áp lực nội sọ và thư giãn não.

2. Các phương pháp khác

- Chọc tủy sống: Quy trình điều trị bệnh não úng thủy tạm thời, loại bỏ một lượng dịch não tủy dư thừa và làm giảm các triệu chứng.

- Phẫu thuật loại bỏ khối u: Hầu hết các khối u có thể tắc nghẽn hệ thống não thất và gây ra bệnh não úng thủy. Việc cắt bỏ khối u thường giải quyết được bệnh não úng thủy.

Khi bệnh não úng thủy vẫn tiếp diễn, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật với việc đặt shunt não thất và chuyển hướng dịch não tủy:

+ Shunt não thất - ổ bụng (VP) là loại shunt phổ biến nhất, dẫn lưu dịch não tủy từ não thất bên vào khoang phúc mạc. Ở trẻ em, nó có ưu điểm là phần phúc mạc xa có thể để lâu và không cần thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ.

Thai phụ cần khám đúng định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Thai phụ cần khám đúng định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

+ Shunt não thất - tâm nhĩ (VA): Shunt dịch não tủy qua tĩnh mạch cảnh và tĩnh mạch chủ trên vào tâm nhĩ phải, chủ yếu được sử dụng ở những bệnh nhân có bất thường ở bụng như viêm phúc mạc, sau phẫu thuật bụng mở rộng hoặc béo phì bệnh lý.

+ Shunt não thất - màng phổi chỉ là lựa chọn thứ hai nếu các phương pháp điều trị nêu trên không thành công.

+ Shunt thắt lưng - ổ bụng được xem xét trong các trường hợp u não giả.

Lưu ý: Sau phẫu thuật, có thể gặp một số biến chứng như shunt có thể hoạt động không bình thường hoặc bị nhiễm trùng.

Một số dấu hiệu và triệu chứng cần theo dõi bao gồm: Đau đầu, buồn nôn và/hoặc nôn, mệt mỏi quá mức, khó thức dậy hoặc duy trì sự tỉnh táo, các vấn đề về thị lực (như nhìn đôi hoặc nhìn mờ), cơn cáu kỉnh (thay đổi về hành vi hoặc tính cách), mất khả năng phối hợp hoặc giữ thăng bằng, các vấn đề trước khi điều trị tái phát, chất lỏng rò rỉ từ các vị trí rạch shunt, các dấu hiệu nhiễm trùng.

3. Lưu ý khi điều trị giãn não thất

Để đảm bảo điều trị giãn não thất an toàn, hiệu quả, cần thực hiện:

- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Khi thấy có bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

- Với thai phụ, cần khám đúng định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

DS. Hoàng Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nao-duoc-dung-tri-gian-nao-that-169241003111703906.htm