Thuốc trị bệnh Nocardia

Bệnh Nocardia là một loại nhiễm trùng hiếm gặp nhưng có thể nghiêm trọng, do vi khuẩn Nocardia gây ra. Việc điều trị cần thận trọng và lâu dài, vì bệnh có nguy cơ tái phát cao.

1. Bệnh do nhiễm Nocadia là gì?

Bệnh Nocardia là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nocardia có khoảng hơn 50 loài đã được mô tả và có khoảng 16 loài trong số này có liên quan đến các bệnh nhiễm trùng ở người.

Nội dung

1. Bệnh do nhiễm Nocadia là gì?

2. Thuốc điều trị bệnh Nocardia

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Các vi khuẩn hiếu khí này có trong đất gây ra các bệnh nhiễm trùng lan tỏa thường biểu hiện dưới dạng bệnh phổi hoặc nhiễm trùng da.

Mặc dù thường được coi là một bệnh cơ hội, chủ yếu ảnh hưởng đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường. Do nhiều biểu hiện không đặc hiệu của bệnh, nên chẩn đoán lâm sàng thường gặp khó khăn.

Bệnh có khả năng lan truyền đến hầu hết mọi cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương, có xu hướng tái phát sau liệu pháp ban đầu hoặc tiến triển mặc dù đã điều trị thích hợp.

Bệnh Nocardia là một loại nhiễm trùng hiếm gặp thường biểu hiện dưới dạng bệnh phổi hoặc nhiễm trùng da.

Bệnh Nocardia là một loại nhiễm trùng hiếm gặp thường biểu hiện dưới dạng bệnh phổi hoặc nhiễm trùng da.

2. Thuốc điều trị bệnh Nocardia

Do các chủng Nocardia có tính nhạy cảm kháng sinh khác nhau, việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh cần cá thể hóa dựa trên các yếu tố lâm sàng, kết quả nuôi cấy, kháng sinh đồ của người bệnh. Các loại kháng sinh sau đây có thể được sử dụng để điều trị ban đầu cho bệnh Nocardia:

- Trimethoprim-sulfamethoxazole

Trimethoprim-sulfamethoxazole thường được coi là thuốc điều trị hàng đầu cho bệnh do Nocardia.

Tác dụng phụ của thuốc bao gồm phát ban, nhạy cảm với ánh sáng cũng như thiếu hụt folate, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi…

- Linezolid

Linezolid là một tác nhân kháng khuẩn tổng hợp của nhóm kháng sinh oxazolidinon, có tác dụng trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương hiếu khí gây ra bao gồm tất cả các loài, chủng Nocardia. Linezolid được coi là một phương pháp thay thế để điều trị nhiễm trùng Nocardia trong những trường hợp TMP-SMX không phát huy hiệu quả.

Các tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc là bao gồm tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn. Ngoài ra, linezolid được cho là có liên quan đến giảm tiểu cầu. Giảm tiểu cầu do linezolid phụ thuộc vào thời gian điều trị (thường kéo dài trên 2 tuần). Vì vậy, nên giám sát công thức máu toàn phần của bệnh nhân dùng linezolid, đặc biệt nếu thời gian dùng thuốc kèo dài trên 2 tuần.

Việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh cần cá thể hóa dựa trên các yếu tố lâm sàng của người bệnh.

Việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh cần cá thể hóa dựa trên các yếu tố lâm sàng của người bệnh.

- Carbapenem

Kháng sinh nhóm Carbapenem là những kháng sinh beta lactam có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay. Các kháng sinh thuộc nhóm này có vai trò nhất định trong điều trị bao vây cũng như điều trị theo mục tiêu những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đa đề kháng, hoặc khi những thuốc khác không hiệu quả, không phù hợp.

Nhóm Carbapenem gồm 4 kháng sinh: Imipenem, meropenem, ertapenem, doripenem. Trong đó Imipenem và meropenem là thuốc tối ưu cho các chủng Nocardia khác nhau.

Imipenem có liên quan đến độc tính trên hệ thần kinh trung ương, bao gồm sự thay đổi trạng thái tinh thần, rung giật cơ, đặc biệt là co giật. Những tác động này đặc biệt rõ rệt ở những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung ương hoặc suy thận.

- Cephalosporin thế hệ thứ ba (ceftriaxone)

Ceftriaxone là một dòng kháng sinh Cephalosporin thuộc nhóm beta-lactam, có khả năng kháng thuốc mạnh với phổ rộng nên được sử dụng trong điều trị các loại phản ứng nặng. Thuốc có hoạt tính khác nhau đối với các loài Nocardia khác nhau.

Thuốc được dung nạp tốt, có khả năng thẩm thấu tốt vào hệ thần kinh trung ương. Tiêu chảy hoặc có máu, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi được, sốt, ớn lạnh, nổi mẩn, ngứa, đau khớp, da nhợt nhạt hoặc vàng là những tác dụng phụ thường gặp của thuốc.

- Amikacin

Amikacin là kháng sinh bán tổng hợp họ aminoglycoside. Amikacin có thể được sử dụng trong trường hợp bệnh Nocardia nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào liều dùng. Thường gặp là chóng mặt, protein niệu, tăng creatinin, tăng urê máu, độc với hệ tiền đình như buồn nôn, mất thăng bằng, nhức đầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu... Vì vậy việc sử dụng thuốc cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ.

Điều trị nhiễm Nocardia thường kéo dài đặc biệt nếu bệnh nghiêm trọng hoặc lan rộng. Việc ngừng điều trị quá sớm có thể dẫn đến tái phát bệnh nên đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuân thủ phác đồ điều trị, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân.

3. Lưu ý khi dùng thuốc

Bệnh nhân cần được xét nghiệm cấy vi khuẩn từ dịch phổi, máu để xác định có nhiễm Nocardia hay không. Chẩn đoán sớm giúp lựa chọn đúng loại kháng sinh phù hợp, tránh tình trạng vi khuẩn lây lan.

Phác đồ điều trị ban đầu thường sử dụng trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX) là kháng sinh đầu tay. Nếu bệnh nhân dị ứng hoặc không đáp ứng, bác sĩ có thể xem xét các kháng sinh khác như amikacin, imipenem, linezolid, hoặc ceftriaxone. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ, việc điều chỉnh thuốc kháng sinh dựa trên mức độ nhạy cảm của vi khuẩn Nocardia với từng loại thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

Khả năng kháng thuốc trong các loài Nocardial cũng đã được mô tả như kháng một số cephalosporin thế hệ thứ ba. Những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đã từng bị nhiễm bệnh có thể cần điều trị dự phòng dài hạn.

Khi được kê đơn dùng thuốc người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Trong quá trình dùng thuốc cần phát hiện kịp thời các triệu chứng bất thường (có thể do tác dụng phụ của thuốc), thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý thích hợp.

Mời xem thêm video được quan tâm:

Nhiễm trùng đường mật do sán lá gan.

DS. Vũ Thùy Dương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-benh-nocardia-169240919204322734.htm