Tỉnh nào tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?

Khoảng cách tuổi thọ trung bình của người dân giữa nơi cao nhất ở Việt Nam so với nơi thấp nhất lên tới 6,8 tuổi.

Năm 2023, tuổi thọ người dân Việt Nam bật tăng mạnh, từ 73,7 lên 74,5 tuổi. Tuổi thọ của người dân nơi cao nhất so với nơi thấp nhất lên tới 6,8 tuổi.

1. Tỉnh/thành nào có tuổi thọ thấp nhất cả nước?

Kon Tum

0%

Lai Châu

0%

Sơn La

0%

Chính xác

Năm 2023, tuổi thọ trung bình của người dân Kon Tum là 69,7 tuổi, thấp nhất vùng Tây Nguyên và cả nước. Dù vậy, tuổi thọ của địa phương này chứng kiến mức tăng khá nhanh, năm 2020 là 67,7, nhưng sau 4 năm tăng thêm 2 tuổi.

Lai Châu là địa phương có tuổi thọ trung bình của người dân thấp thứ 2 - 69,8 tuổi. Sơn La dù còn nhiều khó khăn nhưng tuổi thọ đạt 73,4 tuổi.

2. Tuổi thọ vùng nào thấp nhất cả nước?

Trung du và miền núi phía Bắc

0%

Tây Nguyên

0%

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

0%

Chính xác

Tây Nguyên là vùng có tuổi thọ thấp nhất cả nước. Người dân ở đây có tuổi thọ trung bình 72 tuổi. Tỉnh có tuổi thọ cao nhất vùng này là Lâm Đồng - 73,8 tuổi, chưa bằng mức trung bình của cả nước.

Trung du và miền núi phía Bắc là nơi người dân có tuổi thọ trung bình ở mức 72,6; còn Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 74,1 tuổi.

3. Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nơi nào có tuổi thọ thấp nhất?

Hà Nội

0%

TPHCM

0%

Đà Nẵng

0%

Hải Phòng

0%

Cần Thơ

0%

Chính xác

Các thành phố trực thuộc Trung ương thường đóng vai trò là các trung tâm, đầu tàu phát triển của cả nước, liên vùng, của vùng, thúc đẩy, dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho các địa phương khác.

Người dân ở đây cũng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe, tuổi thọ. Vì thế, điểm chung của 5 thành phố này là đều có tuổi thọ trung bình cao hơn mức chung cả nước.

Hải Phòng hiện là địa phương có tuổi thọ thấp nhất trong nhóm này, với 75 tuổi. Tiếp theo là Cần Thơ (75,9 tuổi), Hà Nội (76,1 tuổi), Đà Nẵng (76,3 tuổi). TPHCM là nơi người dân có tuổi thọ trung bình cao nhất cả nước: 76,5 tuổi.

4. Người dân ở nông thôn sống thọ hơn vùng thành thị, đúng hay sai?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Nhiều người cho rằng người dân vùng nông thôn được hưởng không khí trong lành, thực phẩm sạch... sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hơn người thành thị, nhưng thực tế kết quả điều tra, rà soát cho thấy, năm 2023, tuổi thọ người dân thành thị là 76,8 tuổi, trong khi ở nông thôn là 74,3 tuổi.

Tuy nhiên, kết quả điều tra 5 năm gần đây cho thấy người dân vùng nông thôn tăng nhanh tuổi thọ hơn thành thị. Cụ thể, năm 2019 đến nay tuổi thọ người dân nông thôn tăng 1,7 tuổi; trong khi ở thành thị chỉ tăng 0,6 tuổi.

Người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp; đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ khi còn trẻ đến khi già ít hơn vùng thành thị.

5. Phụ nữ thường sống lâu hơn đàn ông đúng hay sai?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Phụ nữ nước ta sống lâu hơn đàn ông khoảng trên 5 tuổi. Năm 2023, tuổi thọ của phụ nữ Việt cao hơn đàn ông 5,1 tuổi.

Cụ thể, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam năm 2023 là 77,2 tuổi, trong khi nam giới là 72,1 tuổi.

Tuy nhiên, nam giới là nhóm tăng tuổi thọ nhanh hơn. Trong 4 năm (2020-2023), tuổi thọ của nam giới tăng 1,1 tuổi; trong khi phụ nữ là 0,8 tuổi.

Thói quen sống yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến tuổi thọ. Phụ nữ thường có xu hướng chăm sóc sức khỏe cá nhân tốt hơn, thường xuyên đi khám bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm và tiêm phòng. Họ cũng có xu hướng hút thuốc lá và tiêu thụ cồn ít hơn nam giới, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hút thuốc và cồn, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính...

Võ Thu

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-tuoi-tho-thap-nhat-viet-nam-2336106.html