Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Thành ủy TP Hồ Chí Minh

Sáng nay, 23.9, đúng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23.9.1945-23.9.2022) - mốc son trong lịch sử hào hùng của dân tộc, của miền Nam 'thành đồng Tổ quốc', của Nam Bộ, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy, cán bộ chủ chốt TP Hồ Chí Minh về tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng của TP từ sau Đại hội XI của Đảng bộ TP, Đại hội XIII của Đảng và 8 tháng đầu năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tham dự có: Các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Cùng dự, có các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chánh Văn phòng Trung ương Lê Minh Hưng; các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Đại diện TP Hồ Chí Minh có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các Phó Bí thư Thành ủy; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP; lãnh đạo các sở, ban, ngành và TP Thủ Đức…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổ chức thực hiện Nghị quyết nghiêm túc, đồng bộ, đổi mới, thiết thực, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch

Trình bày báo cáo của Thành ủy TP Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ TP từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nêu rõ: Thời gian qua, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XI của TP; tạo sự nhất trí cao trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong Nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và khối đại đoàn kết Nhân dân TP. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, theo tinh thần đổi mới, thiết thực, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch Covid-19. Thành ủy đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện và ban hành 4 chương trình phát triển TP với 51 nội dung đề án, chương trình thành phần và đang tập trung tổ chức thực hiện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy và lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Về công tác xây dựng Đảng, năm 2021 - năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết, TP chịu sự ảnh hưởng nặng nề và nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao nhất, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ chính trị đạt những kết quả quan trọng, góp phần vừa kiểm soát dịch bệnh, đưa TP trở lại với trạng thái “bình thường mới”, từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm các hoạt động xây dựng Đảng theo Nghị quyết đề ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Công tác chính trị, tư tưởng tạo sự chuyển biến tích cực, nhất là qua giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Công tác tuyên truyền được thực hiện khá đồng bộ, toàn diện, chủ động bảo đảm thông tin tương đối kịp thời để định hướng, xác định mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân; vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông thành phố phát huy hiệu quả, lan tỏa thông tin tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy tính tự giác, tinh thần năng động, sáng tạo, dũng cảm của hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Thành ủy sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021 và triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị. Ban Thường vụ Thành ủy đã xây dựng Chương trình hành động về xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng những giá trị tiêu biểu, đặc trưng của TP, con người TP mang tên Bác; trên cơ sở đó, nhiều đơn vị cơ sở đã chủ động xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong điều kiện đặc thù của địa phương, đơn vị tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên được quan tâm, gắn với việc tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy trên các mặt công tác tổ chức xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; cụ thể hóa thành các nghị quyết, chương trình làm việc, bổ sung các nội dung theo chỉ đạo của Trung ương và phát sinh từ yêu cầu thực tiễn. Đặc biệt, TP đã thực hiện có hiệu quả quy định mỗi cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu phải có chương trình hành động như cam kết chính trị khi được đề bạt, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ mới.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng được Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và các cấp ủy triển khai thực hiện phù hợp tình hình nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị và lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của hệ thống chính trị thành phố đảm bảo khoa học, hợp lý, tránh chồng chéo, trùng lắp nội dung, đối tượng; chỉ đạo nghiên cứu các kết luận thanh tra, kiểm toán, tin báo tội phạm, các thông tin báo chí, các đơn thư, ý kiến phản ánh của Nhân dân, cử tri; việc xem xét, xử lý kỷ luật của Ban Thường vụ Thành ủy, cấp ủy các cấp, ủy ban kiểm tra các cấp được thực hiện nghiêm minh, chính xác và kịp thời. Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành phố; bảo đảm theo dõi, kịp thời chỉ đạo xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi và diện Ban Thường vụ Thành ủy theo dõi, chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra… truy tố, xét xử; quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa; đồng thời, xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhờ tập trung, nên Thành phố đã kết thúc điều tra và truy tố nhiều vụ án tồn đọng được xã hội quan tâm; chú trọng việc thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Về xây dựng chính quyền, Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị ở 16 quận và 249 phường theo Nghị quyết 131/QH của Quốc hội (đã tiến hành sơ kết 1 năm); thành lập TP Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 1111/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thành phố để đôn đốc, giải quyết các vụ việc tồn đọng, vướng mắc, khiếu kiện đông người trên địa bàn, với 12 vụ việc cần kiểm tra, giám sát, đôn đốc, xử lý dứt điểm thời gian tới. Điểm nổi bật là TP mở nhiều kênh lắng nghe, tiếp nhận, đối thoại với Nhân dân và doanh nghiệp như Chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” ngay trong mùa dịch, Tổng đài 1022 và nhiều đường dây nóng…

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Quy mô, tốc độ tăng trưởng cơ bản đạt trạng thái trước khi có đại dịch

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ thành phố đã xây dựng 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, với 9 nhóm giải pháp trọng tâm.

Về phát triển kinh tế, ông Phan Văn Mãi cho biết, TP xác định rõ mục tiêu kép, nhưng đặt yêu cầu tối thượng là bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân lên trên hết, trước hết. Đồng thời, khi đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch luôn chú trọng hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đến chuỗi sản xuất kinh doanh. Thành ủy đã chủ động ban hành Nghị quyết cho giai đoạn phục hồi ngay khi TP cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và Ban Thường vụ Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP giai đoạn 2022 - 2025.

Tình hình phục hồi và phát triển TP trong 9 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc và khá đồng bộ; từ mức tăng trưởng âm 6,78% vào năm 2021 đã đạt mức tăng trưởng dương 3,82% vào 6 tháng đầu năm 2022 (và dự kiến 9 tháng sẽ đạt 9,71%); quy mô, tốc độ tăng trưởng các ngành, lĩnh vực cơ bản đạt trạng thái trước khi có dịch Covid-19. Quy mô kinh tế/GRDP theo giá hiện hành của TP năm 2022 đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 138 nghìn tỷ đồng/tăng 10,27% so với năm 2019/trước khi dịch; tương tự GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 157,8 triệu đồng, tăng 9,1 triệu đồng/tăng 6,12% so với năm 2019. Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 đạt trên 90% (tương đương 350 nghìn tỷ đồng); tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp tăng trưởng khá, thương mại - dịch vụ - du lịch phục hồi mạnh mẽ; thu hút FDI đạt 2,91 tỷ USD.

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Trong 2 năm qua, Thành ủy luôn tập trung công tác lãnh đạo nhằm đổi mới công tác quản trị TP, tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng và phát triển TP; tập trung tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là trong lĩnh vực đầu tư; ưu tiên triển khai các dự án có tính cấp bách về y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, cải thiện môi trường, các dự án giao thông trọng điểm kết nối giữa TP với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tập trung huy động tối đa các nguồn lực, chú trọng đầu tư tư nhân, phát huy hiệu quả hợp tác công - tư; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước.

Trải qua 4 đợt dịch Covid-19, trong đó nặng nề nhất là đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta (từ 27.4 đến hết tháng 9.2021, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập hợp được chung sức đồng lòng của người dân TP và sự ủng hộ của các địa phương cả nước và bạn bè quốc tế. TP đã tập trung củng cố hệ thống y tế để chăm sóc sức khỏe, bảo vệ tính mạng người dân; chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là nhóm yếu thế; thường xuyên cập nhật, thích ứng linh hoạt và khoa học, lắng nghe ý kiến người dân, doanh nghiệp chuyên gia để có biện pháp phù hợp, hiệu quả.

“Bài học từ đợt đại dịch Covid-19 vừa qua là TP cần có một chiến lược/kế hoạch sẵn sàng ứng phó với những tình huống phi truyền thống như Covid-19; quan tâm chăm lo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội của một đô thị lớn như: bố trí dân cư, nhà ở, y tế, an sinh xã hội…; phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng và trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo của cơ sở”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực đầu tư của TP đã có nhiều đổi mới, nhất là hiện nay TP đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, triển khai các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan hành chính nhà nước. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy chế tổ chức và hoạt động của các sở, ngành; thực hiện chính sách tinh giản biên chế và các hồ sơ liên quan đến tổ chức doanh nghiệp được thực hiện nghiêm. Bên cạnh đó, TP đã thành lập, rà soát, kiện toàn các Tổ công tác để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trên các lĩnh vực. Quốc phòng - an ninh luôn được bảo đảm, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm phát biểu. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10.8.2012 của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24.11.2017 của Quốc hội, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Kế hoạch số 98-KH/TU về tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW, Nghị quyết số 54/2017/QH14. Trong quá trình tổng kết, TP huy động sự tham gia của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; tổ chức các hội nghị nhằm lấy ý kiến của nguyên lãnh đạo TP qua các thời kỳ, các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan Trung ương…

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Đề xuất cơ chế đột phá phát triển, phát huy vai trò hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, ông Phan Văn Mãi cho biết, TP tiếp tục triển khai 4 Chương trình phát triển với 51 nội dung đề án, chương trình thành phần mà Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ TP đề ra; đồng thời, triển khai các nghị quyết Trung ương, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.

Tập trung tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh năm 2020, Kết luận số 21-KL/TW sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW và Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội; đề xuất cơ chế đột phá phát triển, phát huy vị trí, vai trò của TP, hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới và chuẩn bị xúc tiến triển khai thực hiện và hoàn thành những công trình, dự án có ý nghĩa 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 2025.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ, cụ thể là nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, Ban Chấp hành Đảng bộ TP xác định: Tiếp tục triển khai các giải pháp kiểm soát, thích ứng linh hoạt đối với đại dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với diễn biến tình hình. Theo đó, kiểm soát, thích ứng linh hoạt đối với đại dịch; tiếp tục củng cố hệ thống y tế, rà soát, bổ sung cơ chế chính sách đặc thù để nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, y tế cộng đồng, hệ thống điều trị, đảm bảo thông suốt với quá trình khôi phục kinh tế và bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Khắc phục các hệ lụy, khôi phục những gãy đổ chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ những doanh nghiệp tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; chăm lo an sinh xã hội cho người dân, nhất là nhóm lao động yếu thế; hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động và giải quyết các vấn đề lao động, việc làm.Tập trung giải quyết các vấn đề đặt ra đối với sự phát triển nhanh và bền vững của TP như: giải quyết điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng; trong đó, tập trung vào các công trình trọng điểm nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và hướng đến phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế và tạo động lực phát triển thành phố. Trong đó, tập trung triển khai các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế trong một số lĩnh vực trọng điểm, về tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công cho các công trình trọng điểm và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cùng với các giải pháp hỗ trợ nhằm phát huy nguồn lực từ đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, về khai thác hiệu quả quỹ đất và khẩn trương giải quyết các vướng mắc, tồn đọng có liên quan để phát huy tài nguyên đất đai. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi các ngành kinh tế để theo kịp xu hướng phát triển kinh tế số. Chăm lo an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề về nhà ở xã hội và củng cố, tăng cường hệ thống an sinh xã hội ngày càng bao phủ, toàn diện. Triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch kinh tế - xã hội TP thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh quy hoạch chung TP, chỉnh trang đô thị; mở rộng liên kết vùng, trong đó, chú trọng hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối, quy hoạch và phát triển vùng đô thị, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao động, bảo vệ môi trường của Vùng.

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

TP Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trọng tâm là định hướng chiến lược, chủ trương và cơ chế để TP phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng và phát triển. Trung ương tiếp tục chọn TP là nơi thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp. Mở rộng việc phân cấp, phân quyền trên một số lĩnh vực nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TP. Hoàn thiện về thể chế cho TP. Thủ Đức phù hợp với quy mô và vai trò theo mô hình “thành phố trong thành phố”; có chính sách tương xứng để phát huy tiềm năng, thu hút được nguồn lực phát triển trong đó có Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ưu tiên các nguồn lực tài chính để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông theo quy hoạch cấp quốc gia; đồng thời với chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực tài chính mà TP có nhiều lợi thế.

Đảng đoàn Quốc hội quan tâm chỉ đạo tổng kết và tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP Hồ Chí Minh (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14) kịp thời, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết mới của Quốc hội.

Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tồn đọng liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP Hồ Chí Minh.

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Định kỳ hàng năm và khi cần thiết tổ chức làm việc với TP Hồ Chí Minh để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho TP phát triển.

Theo chương trình, ngay sau phát biểu của đại diện các sở, ban, ngành của TP và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu quan trọng, gợi mở, chỉ đạo để TP Hồ Chí Minh phát huy mạnh hơn nữa truyền thống anh hùng, kinh nghiệm đổi mới, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt hơn nữa vai trò là đầu tàu và động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục thông tin về cuộc làm việc này…

Thanh Tâm

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/su-kien-noi-bat/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tham-va-lam-viec-voi-thanh-uy-tp-ho-chi-minh-i301418/