Trận chiến đẫm máu giữa Mỹ với Nhật Bản trong Thế chiến 2

Từ ngày 15/6 - 9/7/1944, trận chiến đẫm máu giữa Mỹ với Nhật Bản diễn ra trên đảo Saipan. Trong trận chiến này, Mỹ giành được thắng lợi lớn nhưng chịu thương vong lớn.

 Trận chiến đẫm máu giữa Mỹ với Nhật Bản diễn ra trên đảo Saipan vào ngày 15/6/1944. Mỹ phát động cuộc chiến vào các bờ biển của hòn đảo Saipan có tầm quan trọng chiến lược và do Nhật Bản chiếm giữ khi đó.

Trận chiến đẫm máu giữa Mỹ với Nhật Bản diễn ra trên đảo Saipan vào ngày 15/6/1944. Mỹ phát động cuộc chiến vào các bờ biển của hòn đảo Saipan có tầm quan trọng chiến lược và do Nhật Bản chiếm giữ khi đó.

Mục đích của Mỹ khi tiến hành trận chiến trên đảo Saipan (có mật danh là Forager) nhằm có được một căn cứ không quân trọng yếu, từ đó có thể triển khai các máy bay ném bom tầm xa B-29 để tấn công vùng lãnh thổ đất liền của Nhật Bản.

Mục đích của Mỹ khi tiến hành trận chiến trên đảo Saipan (có mật danh là Forager) nhằm có được một căn cứ không quân trọng yếu, từ đó có thể triển khai các máy bay ném bom tầm xa B-29 để tấn công vùng lãnh thổ đất liền của Nhật Bản.

Các nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng, ngoài mục đích trên, Mỹ chiếm được đảo Saipan thì sẽ có thể cắt đứt được tuyến tiếp tế từ Nhật Bản đến Indonesia.

Các nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng, ngoài mục đích trên, Mỹ chiếm được đảo Saipan thì sẽ có thể cắt đứt được tuyến tiếp tế từ Nhật Bản đến Indonesia.

Vào ngày 15/6, lính thủy đánh bộ Mỹ đã đổ bộ xuống các bờ biển trên đảo Saipan. Lực lượng Mỹ và Nhật Bản đã có cuộc giao tranh ác liệt trong những ngày tiếp theo.

Vào ngày 15/6, lính thủy đánh bộ Mỹ đã đổ bộ xuống các bờ biển trên đảo Saipan. Lực lượng Mỹ và Nhật Bản đã có cuộc giao tranh ác liệt trong những ngày tiếp theo.

Theo các ghi chép, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, lực lượng Mỹ chịu tổn thất lớn do hỏa lực của quân đội Nhật Bản. Ước tính chỉ trong ngày đầu tiên của trận chiến trên đảo Saipan, Mỹ có khoảng 2.000 lính thương vong.

Theo các ghi chép, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, lực lượng Mỹ chịu tổn thất lớn do hỏa lực của quân đội Nhật Bản. Ước tính chỉ trong ngày đầu tiên của trận chiến trên đảo Saipan, Mỹ có khoảng 2.000 lính thương vong.

Bất chấp sự chống trả dữ dội của lực lượng Nhật Bản, quân đội Mỹ từng bước tiến sâu vào đảo Saipan. Hai bên giao tranh dữ dội nhằm cố gắng nắm quyền kiểm soát hòn đảo này.

Bất chấp sự chống trả dữ dội của lực lượng Nhật Bản, quân đội Mỹ từng bước tiến sâu vào đảo Saipan. Hai bên giao tranh dữ dội nhằm cố gắng nắm quyền kiểm soát hòn đảo này.

Sau khi bị quân đội Mỹ đẩy lui vào sâu trong đảo, dồn ép co cụm về phía bắc, lực lượng Nhật Bản quyết định tấn công kiểu cảm tử. Theo đó, Mỹ hứng chịu thương vong lớn.

Sau khi bị quân đội Mỹ đẩy lui vào sâu trong đảo, dồn ép co cụm về phía bắc, lực lượng Nhật Bản quyết định tấn công kiểu cảm tử. Theo đó, Mỹ hứng chịu thương vong lớn.

Dù vậy, Nhật Bản vẫn không thể xoay chuyển cục diện chiến sự. Vào ngày 9/7, Mỹ đánh bại lực lượng Nhật Bản. Lá cờ chiến thắng của Mỹ tung bay trên đảo Saipan.

Dù vậy, Nhật Bản vẫn không thể xoay chuyển cục diện chiến sự. Vào ngày 9/7, Mỹ đánh bại lực lượng Nhật Bản. Lá cờ chiến thắng của Mỹ tung bay trên đảo Saipan.

Dù giành được thắng lợi nhưng Mỹ cũng chịu tổn thất lớn với khoảng 3.000 binh sĩ tử trận và hơn 13.000 người bị thương. Trong khi đó, Nhật Bản có khoảng 27.000 binh sĩ thương vong.

Dù giành được thắng lợi nhưng Mỹ cũng chịu tổn thất lớn với khoảng 3.000 binh sĩ tử trận và hơn 13.000 người bị thương. Trong khi đó, Nhật Bản có khoảng 27.000 binh sĩ thương vong.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tran-chien-dam-mau-giua-my-voi-nhat-ban-trong-the-chien-2-2039752.html