Chiến đấu cơ hạng nhẹ Mirage 2000, được đưa vào phục vụ trong Không quân Pháp từ năm 1984, sáu năm sau khi nó thực hiện chuyến bay đầu tiên và có tính năng tương tự như F-16 Fighting Falcons của Không quân Mỹ, được trang bị từ năm 1978.
Ban đầu, tiêm kích Mirage 2000 được phát triển cùng với phiên bản chiến đấu cơ hạng nặng Mirage 4000, được thiết kế như một máy bay chiến đấu tương tự như F-15; mặc dù Mirage 4000 đã bị hủy bỏ, do hạn chế ngân sách và thiếu sự quan tâm của khách hàng nước ngoài.
Mirage 2000 sử dụng thiết kế cánh tam giác lớn, không có cánh đuôi ngang và không sử dụng cánh vịt (canard) mũi. Mirage 2000 cũng có giá đắt hơn F-16, do quy mô sản xuất nhỏ hơn và hiệu quả của sản xuất quốc phòng của Pháp thấp hơn của Mỹ.
Động cơ của Mirage 2000 yếu hơn của F-16; đặc biệt là vũ khí không có loại nào tương đương như tên lửa tầm xa AIM-7 Sparrow mà tiêm kích F-16 của Mỹ sử dụng (sau này là tên lửa tầm xa AIM-120).
Tuy nhiên, Pháp coi việc xuất khẩu Mirage 2000 là một “cứu cánh” để bù đắp chi phí phát triển và để tiếp tục nâng cao chất lượng số Mirage 2000 của Pháp. Khách hàng đầu tiên của Mirage 2000 chính là Không quân Ai Cập.
Ai Cập bắt đầu nhận chiếc Mirage 2000 đầu tiên vào năm 1985, và một phi đội gồm 14 chiếc bắt đầu hoạt động vào năm 1986. Các thông tin cho biết, Không quân Ai Cập đã mua một lần tổng cộng 17 chiếc, đủ lập một phi đội nhỏ duy nhất; khiến Ai Cập trở thành khách hàng nhỏ nhất của Mirage 2000.
Quyết định của Ai Cập không mua thêm Mirage 2000, vì có lý do cho rằng, F-16 là loại máy bay rẻ hơn và được viện trợ miễn phí, như một phần trong khoản viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ cho đất nước này.
Mặc dù F-16 được đánh giá có tính năng cao hơn Mirage 2000; tuy nhiên, những chiếc F-16 mà Mỹ viện trợ cho Ai Cập đã bị Mỹ hạ cấp rất nhiều, với hệ thống điện tử hàng không kém và không được sử dụng các loại vũ khí hiện đại cho các vai trò không đối không hoặc đối đất. Điều đó có nghĩa là những chiếc Mirage 2000 của Ai Cập, có tính năng chiến đấu tốt hơn.
Phải mất 30 năm sau, khi những chiếc Mirage 2000 đầu tiên được Ai Cập mua, Không quân Ai Cập mới bắt đầu “chuyển mình” bằng cuộc cách mạng “thoát Mỹ” từ năm 2014, bằng cách hiện đại hóa đội máy bay chiến đấu của nước này, với khả năng phòng không hiện đại; thứ mà trước đây gần như hoàn toàn thiếu trong vài thập kỷ.
Quyết định này diễn ra sau một cuộc tấn công bất ngờ của NATO vào nước láng giềng Libya, gây ra làn sóng chấn động khắp khu vực và khiến bản chất của mối đe dọa phương Tây sắp xảy ra ngay cả đối với các quốc gia được cho là có quan hệ tốt với Mỹ và các đồng minh châu Âu.
Kế hoạch hiện đại hóa Không quân Ai Cập cũng diễn ra sau vụ lật đổ chính phủ Hồi giáo thân phương Tây của Ai Cập vào năm 2013, khiến mối quan hệ với Mỹ xấu đi nói riêng và khiến Ai Cập ngừng mua máy bay chiến đấu của Mỹ sau gần 40 năm phụ thuộc vào máy bay chiến đấu Mỹ.
Với việc Ai Cập bắt đầu cho loại biên những chiếc F-16 thế hệ đầu, họ đã mua một thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ 4+ mới bao gồm Rafale của Pháp, MiG-29M và Su-35 hạng nặng của Nga.
Những vũ khí mới này đã đưa Không quân Ai Cập tiếp cận những vũ khí phòng không hiện đại như tên lửa R-77 và R-73 cho các máy bay chiến đấu của Nga cùng với R-37M và MICA cho Rafale.
Các biến thể Rafale hiện đại được trang bị tên lửa không đối không tầm xa Meteor như một vũ khí tiêu chuẩn, mặc dù chúng được cho là đã bị chặn để xuất khẩu cho Ai Cập, buộc nước này phải dựa vào tên lửa MICA tầm trung cũ hơn và kém khả năng hơn nhiều.
Điều này thể hiện một phần xu hướng lâu dài, đối với việc các cường quốc phương Tây từ chối bán cho Ai Cập mua các tên lửa không đối không hiện đại. Cụ thể trước đó là số máy bay F-16 của Ai Cập không được trang bị tên lửa tầm xa AIM-120, khiến khả năng chiến đấu của F-16 rất hạn chế.
Số phận của phi đội Mirage 2000 duy nhất của Ai Cập còn lại là không chắc chắn và Mirage 2000 có thể được cho loại biên cùng với số F-16 hoặc được nâng cấp để bổ sung cho Rafales.
Trong khi Mỹ đã từ chối bán cho Ai Cập tên lửa AIM-120 để sử dụng trên F-16, thì Pháp đã bán cho nước này tên lửa MICA để trang bị trên Rafale, nên Ai Cập cũng có thể tận dụng cơ hội này, sẵn sàng trang bị cho Mirage 2000.
Tuy nhiên Ai Cập đã chọn con đường cho loại biên số Mirage 2000 của họ, mặc dù có khả năng tương tác với số chiến đấu cơ Rafale hiện có. Nhưng việc giữ một phi đội Mirage 2000 duy nhất duy nhất trong biên chế, sẽ tạo ra gánh nặng bảo trì, hơn là tận dụng được tính năng của nó.
Niên hạn sử dụng của những chiếc Mirage 2000 trong Không quân Ai Cập là dài nhất trên thế giới và cũ hơn hầu hết các máy bay F-16 của nước này. Không chỉ Ai Cập, mà một số lực lượng không quân sử dụng Mirage 2000 như Đài Loan, UAE, Qatar và Hy Lạp cũng đã cho loại biên từng phần.
Mirage 2000 là máy bay chiến đấu cuối cùng của Pháp thành công về mặt xuất khẩu, phiên bản kế nhiệm là Rafale đang gặp khó khăn so với các thị trường toàn cầu, với chỉ ba khách hàng. Tựu chung lại là giá máy bay chiến đấu của Pháp cao hơn, tính năng kém hơn và thái độ chính trị của Pháp khi bán vũ khí cũng thất thường hơn. Nguồn ảnh: QQ.
Khi mới được ra mắt, tiêm kích Mirage 2000 từng có khả năng cơ động tốt tới đáng ngạc nhiên. Nguồn: Hughes2255.
Tiến Minh