Từ chối đề nghị mua ý tưởng kinh doanh giá 2,8 triệu USD của Masayoshi Son để tự khởi nghiệp, 20 năm sau chàng trai thành tỷ phú đôla
Từ chối lời chào mua ý tưởng kinh doanh của Masayoshi Son, chàng trai tự khởi nghiệp và trở thành tỷ phú đôla.
Ở tuổi 23, Shunji Sugaya có được thứ mà anh gọi là "giai đoạn thay đổi cuộc đời".
Tháng 3/2000, Sugaya vừa giành chiến thắng tại cuộc thi về kinh doanh - nơi Masayoshi Son - nhà sáng lập Softbank làm giám khảo. Anh đã gửi cho Son một email cảm ơn, sau 2 lần gặp gỡ và nhận được lời ngỏ Softbank muốn mua lại ý tưởng của anh với giá 2,8 triệu USD hoặc cho Sugayaa gia nhập công ty và nhận quyền mua cổ phiếu.
Sugaya từ chối.
"Điều đó cho tôi sự tự tin khi còn là một sinh viên. Tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi rất biết ơn với lời đề nghị đó nhưng chúng tôi đã từ chối lịch sự và quyết định tự làm".
Vì vậy Sugaya tự khởi nghiệp, đặt tên công ty là Optim Corp - hiện cung cấp các nền tảng quản lý doanh nghiệp sử dụng trí thông minh nhân tạo và công nghệ IoT. Cú đặt cược đó đã mang lại trái ngọt khi Sugaya đang tiến gần đến bảng xếp hạng tỷ phú đôla, sánh ngang cùng Son.
Năm nay, cổ phiếu của Optim đã tăng 66%, dù toàn thị trưởng giảm mạnh khi hoạt động làm việc từ xa trở nên cần thiết vì Covid-19. Khối tài sản của Sugaya đến phần lớn thừ 64% cổ phần anh nắm giữ ở công ty đã tăng lên 918 triệu USD theo tính toán của Bloomberg.
Covid-19 đã đẩy nhanh sự chuyển đổi từ hình thức xưa cũ sang kinh doanh kỹ thuật số ở nhiều công ty Nhật Bản.
"Sự kỹ thuật số hóa đã diễn ra ở một tốc độ cực kỳ lớn trong suốt 3 tháng qua".
Sugaya hiện 43 tuổi là một lập trình viên khi mới còn đi học. Anh thậm chí đã tự tạo ra được các game và bán cho bạn bè và kiếm vài trăm yên.
Optim được thành lập năm 2000 khởi đầu cung cấp dịch vụ quảng cáo video trên internet. Họ đã tạo ra những dịch vụ kết nối internet khi kết hợp cùng các gã khổng lồ như Nippon Telegraph và Telephone. Optim nảy ra ý tưởng phần mềm để người đăng ký có thể tự tạo ra sự kết nối và sau đó phát triển dịch vụ hỗ trợ từ xa.
Optim kể từ đó đã mở rộng công nghệ kiểm soát từ xa. Chi nhánh Optimal Biz - một nền tảng quản lý cho nhiều thiết bị gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng giúp các công ty kiểm soát và bảo đảm thiết bị di động của nhân viên với các chức năng như khóa từ xa và có thể xóa những thiết bị mất hay bị ăn trộm để tránh bị mất dữ liệu.
Theo công ty, những sản phẩm này chiếm 40% thị trường quản lý thiết bị di động của Nhật Bản.
"Công nghệ này có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực", theo Kaname Fufita - một chuyên gia phân tích tại Ichiyoshi Reserch Institute.
Công ty cũng phát triển công cụ hỗ trợ từ xa cho phép chia sẻ màn hình với các thiết bị ở nơi khác.
Các công nghệ của Optim hiện được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp gồm xây dựng, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, tài chính. Những đối tác kinh doanh chính gồm Softbank, KDDI và Komatsu. Optim cũng đã tham gia vào khu vực Đông Nam Á, khởi đầu là Việt Nam và đang bắt đầu mở rộng sang Bắc Mỹ và châu Âu.
Optim cũng cung cấp drone dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp trang bị khả năng phân tích hình ảnh bằng AI. Chúng có thể nhận diện côn trùng phá hoại và phun thuốc vào đúng khu vực bị ảnh hưởng. Điều đó giúp làm giảm nhân công và lượng thuốc sử dụng.
Optim giao dịch ở mức cao hơn 53 lần so với giá trị sổ sách. Công ty đạt doanh thu 62,3 triệu USD vào năm ngoái, đạt 1,1 triệu USD lợi nhuận. Vốn hóa thị trường hiện ở mức 1,5 tỷ USD.
"Tôi thực sự không quan tâm tới tiền. Trong suốt 20 năm, tôi muốn chúng tôi trở thành một công ty mà mọi người có thể nhìn vào đó và nói: Optim đã thay đổi tất cả các ngành công nghiệp bằng AI và IoT", Sugaya nói.