Về lại nơi diễn ra trận thủy chiến bi tráng nhất sử Việt

Trận thủy chiến Thị Nại có rất nhiều điểm tương đồng với một trận thủy chiến nổi tiếng khác diễn ra trước đó 16 thế kỷ. Đó là trận Xích Bích cuối thời Đông Hán bên Trung Quốc.

Nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại là một địa danh gắn liền với nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử Việt Nam.

Nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, đầm Thị Nại là một địa danh gắn liền với nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử Việt Nam.

Trong chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn, đầm Thị Nại đã nhiều lần trở thành chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến lớn nhất diễn ra tại đây năm 1801, khi chúa Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh tan quân Tây Sơn đóng giữ ở cửa đầm .

Trong chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn, đầm Thị Nại đã nhiều lần trở thành chiến trường khốc liệt. Cuộc chiến lớn nhất diễn ra tại đây năm 1801, khi chúa Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh tan quân Tây Sơn đóng giữ ở cửa đầm .

Trận này là trận lớn nhất giữa quân Tây Sơn với quân chúa Nguyễn ở trên biển và cũng là trận quyết chiến mà chính sử thời Nguyễn ghi nhận là "Đệ nhất vũ công". Từ ấy quân nhà Nguyễn giữ vững đầm Thị Nại.

Trận này là trận lớn nhất giữa quân Tây Sơn với quân chúa Nguyễn ở trên biển và cũng là trận quyết chiến mà chính sử thời Nguyễn ghi nhận là "Đệ nhất vũ công". Từ ấy quân nhà Nguyễn giữ vững đầm Thị Nại.

Có một điều gây kinh ngạc về sự kiện này, đó là trận thủy chiến Thị Nại có rất nhiều điểm tương đồng với một trận thủy chiến nổi tiếng khác diễn ra trước đó 16 thế kỷ. Đó là trận Xích Bích cuối thời Đông Hán bên Trung Quốc.

Có một điều gây kinh ngạc về sự kiện này, đó là trận thủy chiến Thị Nại có rất nhiều điểm tương đồng với một trận thủy chiến nổi tiếng khác diễn ra trước đó 16 thế kỷ. Đó là trận Xích Bích cuối thời Đông Hán bên Trung Quốc.

Xét về tính chất, cả hai trận đánh đều diễn ra trong các cuộc nội chiến. Trong đó, trận Xích Bích là cuộc đối đầu giữa thế lực của Tào Tháo nhân danh triều đình và liên quân tôn quyền – Lưu Bị trong bối cảnh Trung Quốc đang bị chia rẽ bởi tình trạng cát cứ của các chư hầu

Xét về tính chất, cả hai trận đánh đều diễn ra trong các cuộc nội chiến. Trong đó, trận Xích Bích là cuộc đối đầu giữa thế lực của Tào Tháo nhân danh triều đình và liên quân tôn quyền – Lưu Bị trong bối cảnh Trung Quốc đang bị chia rẽ bởi tình trạng cát cứ của các chư hầu

Còn trận Thị Nại là cuộc đọ sức giữa triều đại Tây Sơn và chúa Nguyễn, hai thế lực hùng mạnh còn tồn tại sau hàng thế kỷ đấu tranh nội bộ ở nước Việt.

Còn trận Thị Nại là cuộc đọ sức giữa triều đại Tây Sơn và chúa Nguyễn, hai thế lực hùng mạnh còn tồn tại sau hàng thế kỷ đấu tranh nội bộ ở nước Việt.

Cả hai trận đánh đều diễn ra trên sông nước với quy mô rất lớn, quy tụ phần lớn lực lượng của thủy quân của các bên tham chiến. Đây đều là những trận quyết chiến chiến lược mà bên nào thua sẽ mất quyền kiểm soát đường thủy về lâu dài, kéo theo sự thay đổi toàn diện cuộc chiến.

Cả hai trận đánh đều diễn ra trên sông nước với quy mô rất lớn, quy tụ phần lớn lực lượng của thủy quân của các bên tham chiến. Đây đều là những trận quyết chiến chiến lược mà bên nào thua sẽ mất quyền kiểm soát đường thủy về lâu dài, kéo theo sự thay đổi toàn diện cuộc chiến.

Trận Thị Nại đã làm xoay chuyển cục diện chiến sự, giúp cho việc kết thúc chiến tranh nhanh hơn. Sau trận đánh này, Nguyễn Ánh liên tiếp giành chiến thắng và nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

Trận Thị Nại đã làm xoay chuyển cục diện chiến sự, giúp cho việc kết thúc chiến tranh nhanh hơn. Sau trận đánh này, Nguyễn Ánh liên tiếp giành chiến thắng và nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

Trong cuộc chiến ở đầm Thị Nại, nhà Nguyễn đã sử dụng chiến thuật hỏa công dựa vào hướng gió được hiện với lối đánh tập kích thọc sâu bất ngờ làm quân Tây Sơn không kịp trở tay.

Trong cuộc chiến ở đầm Thị Nại, nhà Nguyễn đã sử dụng chiến thuật hỏa công dựa vào hướng gió được hiện với lối đánh tập kích thọc sâu bất ngờ làm quân Tây Sơn không kịp trở tay.

Đoàn thuyền ngụy trang của quân Nguyễn đã luồn sâu vào đội hình hạm đội Tây Sơn khiến hoạt động của hạm đội này bị rối loạn. Khi dính đòn hỏa công từ hạm đội chủ lực của chúa Nguyễn, các chiến thuyền Tây Sơn chỉ còn biết chống cự trong tuyệt vọng.

Đoàn thuyền ngụy trang của quân Nguyễn đã luồn sâu vào đội hình hạm đội Tây Sơn khiến hoạt động của hạm đội này bị rối loạn. Khi dính đòn hỏa công từ hạm đội chủ lực của chúa Nguyễn, các chiến thuyền Tây Sơn chỉ còn biết chống cự trong tuyệt vọng.

Theo nhận định của giới sử học, những làn gió đóng vai then chốt trong chiến thắng của thủy quân triều Nguyễn...

Theo nhận định của giới sử học, những làn gió đóng vai then chốt trong chiến thắng của thủy quân triều Nguyễn...

Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ve-lai-noi-dien-ra-tran-thuy-chien-bi-trang-nhat-su-viet-1862048.html