Vì sao chiến cơ hiện đại của Mỹ lại bỏ cần lái ra khỏi háng phi công?

Kể từ khi máy bay chiến đấu ra đời tới nay, cần điều khiển máy bay luôn được đặt giữa hai chân của phi công - cho tới khi tiêm kích thế hệ năm được ra đời.

Phần lớn các loại chiến đấu cơ trong lịch sử và hiện tại - nếu không muốn nói là tất cả đều có hệ thống cần lái máy bay được đặt giữa khoang lái, nằm kẹp giữa hai chân của phi công. Nguồn ảnh: Pinterest.

Phần lớn các loại chiến đấu cơ trong lịch sử và hiện tại - nếu không muốn nói là tất cả đều có hệ thống cần lái máy bay được đặt giữa khoang lái, nằm kẹp giữa hai chân của phi công. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết kế này ra đời từ những thế hệ máy bay chiến đấu đầu tiên từ cách đây cả trăm năm - khi mà cần lái được nối với cánh điều hướng bằng dây và trục. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết kế này ra đời từ những thế hệ máy bay chiến đấu đầu tiên từ cách đây cả trăm năm - khi mà cần lái được nối với cánh điều hướng bằng dây và trục. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc để cần lái ở giữa sẽ đảm bảo khả năng lắp ráp máy bay ở mức độ đơn giản nhất - khi mà dây điều khiển từ cần lái đi tới cánh lái bên trái, phải máy bay có chiều dài bằng nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc để cần lái ở giữa sẽ đảm bảo khả năng lắp ráp máy bay ở mức độ đơn giản nhất - khi mà dây điều khiển từ cần lái đi tới cánh lái bên trái, phải máy bay có chiều dài bằng nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu đặt lệch cần lái sang một bên, phần cần lái sẽ mất đi tính đối xứng, khiến việc chế tạo hệ thống dẫn động điều khiển cánh lái ở hai bên và ở phía đuôi máy bay trở nên phức tạp không cần thiết. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu đặt lệch cần lái sang một bên, phần cần lái sẽ mất đi tính đối xứng, khiến việc chế tạo hệ thống dẫn động điều khiển cánh lái ở hai bên và ở phía đuôi máy bay trở nên phức tạp không cần thiết. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới tận các loại máy bay sau này khi đã sử dụng công nghệ điều khiển máy bay bằng điện tử - nghĩa là không còn dùng trục hay dây kéo để truyền chuyển động từ cần lái tới cánh lái nữa, kiểu thiết kế này vẫn "bất thành văn" tồn tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới tận các loại máy bay sau này khi đã sử dụng công nghệ điều khiển máy bay bằng điện tử - nghĩa là không còn dùng trục hay dây kéo để truyền chuyển động từ cần lái tới cánh lái nữa, kiểu thiết kế này vẫn "bất thành văn" tồn tại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Máy bay chiến đấu P-51 huyền thoại của không quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có thiết kế với cần lái đặt chính giữa khoang lái. Nguồn ảnh: Pinterest.

Máy bay chiến đấu P-51 huyền thoại của không quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai có thiết kế với cần lái đặt chính giữa khoang lái. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kiểu thiết kế này về cơ bản là tương đồng trên mọi loại máy bay một động cơ hoạt một chỗ ngồi suốt từ khi con người biết bay cho tới ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kiểu thiết kế này về cơ bản là tương đồng trên mọi loại máy bay một động cơ hoạt một chỗ ngồi suốt từ khi con người biết bay cho tới ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên ngày nay, mọi thứ đã thay đổi. Nổ phát súng đầu tiên cho việc "bê" cần điều khiển từ giữa hai chân phi công sang hông phải của phi công là chiến đấu cơ thế hệ bốn hiện đại bậc nhất thế giới - tiêm kích F-16 và chiếc Rafale do Pháp sản xuất từ năm 1986. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy nhiên ngày nay, mọi thứ đã thay đổi. Nổ phát súng đầu tiên cho việc "bê" cần điều khiển từ giữa hai chân phi công sang hông phải của phi công là chiến đấu cơ thế hệ bốn hiện đại bậc nhất thế giới - tiêm kích F-16 và chiếc Rafale do Pháp sản xuất từ năm 1986. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các loại máy bay hiện đại ra đời sau này, bao gồm các loại tiêm kích thế hệ năm của Mỹ như F-35 hoặc F-22 cũng có kiểu bố trí cần lái ở bên phải phi công thay vì để ở giữa hai chân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các loại máy bay hiện đại ra đời sau này, bao gồm các loại tiêm kích thế hệ năm của Mỹ như F-35 hoặc F-22 cũng có kiểu bố trí cần lái ở bên phải phi công thay vì để ở giữa hai chân. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kiểu bố trí này được coi là sẽ giúp phi công thoải mái hơn khi điều khiển phi cơ, cần lái và tay của phi công cũng sẽ không che bớt đi màn hình thông số bay, một phần đệm đỡ cánh tay phải của phi công cũng sẽ được thêm vào, giúp phi công có tư thế ngồi thoải mái nhất có thể. Nguồn ảnh: Pinterest.

Kiểu bố trí này được coi là sẽ giúp phi công thoải mái hơn khi điều khiển phi cơ, cần lái và tay của phi công cũng sẽ không che bớt đi màn hình thông số bay, một phần đệm đỡ cánh tay phải của phi công cũng sẽ được thêm vào, giúp phi công có tư thế ngồi thoải mái nhất có thể. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng tư thế ngồi thoải mái của phi công là điều cực kỳ quan trọng, nhất là với những phi công tiêm kích khi cơ động ở tốc độ cao và gia tốc trọng trường lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng tư thế ngồi thoải mái của phi công là điều cực kỳ quan trọng, nhất là với những phi công tiêm kích khi cơ động ở tốc độ cao và gia tốc trọng trường lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tư thế ngồi thoải mái của phi công điều khiển chiến đấu cơ F-35 của Không quân Mỹ với hai tay để tự nhiên ở hai cần lái, không gian giữa phi công và bảng hiện thị thông số bay hoàn toàn trống trải, không bị bất cứ thứ gì che khuất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tư thế ngồi thoải mái của phi công điều khiển chiến đấu cơ F-35 của Không quân Mỹ với hai tay để tự nhiên ở hai cần lái, không gian giữa phi công và bảng hiện thị thông số bay hoàn toàn trống trải, không bị bất cứ thứ gì che khuất. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khi máy bay nhào lộn và gia tốc trọng trường tăng lên, cả hai tay của phi công vẫn ở tư thế và vị trí cực kỳ thoải mái, phi công sẽ không phải "gồng" mình lên để giữ cần điều khiển ở giữa buồng lái như trước kia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khi máy bay nhào lộn và gia tốc trọng trường tăng lên, cả hai tay của phi công vẫn ở tư thế và vị trí cực kỳ thoải mái, phi công sẽ không phải "gồng" mình lên để giữ cần điều khiển ở giữa buồng lái như trước kia. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đáng tiếc là ngoài Mỹ và Pháp, các loại máy bay thế hệ năm khác của Nga vẫn đặt cần lái ở chính giữa buồng lái. Ảnh: Cần lái của buồng lái mô phỏng Su-57 của Nga, có thể thấy cần lái đã che khuất một phần màn hình hiển thị thông số bay cũng như các nút bấm phía dưới màn hình này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đáng tiếc là ngoài Mỹ và Pháp, các loại máy bay thế hệ năm khác của Nga vẫn đặt cần lái ở chính giữa buồng lái. Ảnh: Cần lái của buồng lái mô phỏng Su-57 của Nga, có thể thấy cần lái đã che khuất một phần màn hình hiển thị thông số bay cũng như các nút bấm phía dưới màn hình này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga có phải đối thủ của F-22 Mỹ? Nguồn: QPVN.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-chien-co-hien-dai-cua-my-lai-bo-can-lai-ra-khoi-hang-phi-cong-1369893.html