Vì sao thiết giáp hạm khủng của Nhật bị đánh chìm trong Thế chiến 2?

Trong Thế chiến 2, Nhật Bản có nhiều vũ khí, khí tài 'khủng' nhằm đánh bại quân Đồng minh. Trong số này, thiết giáp hạm được Nhật Bản tự hào có tên Musashi. Trái với kỳ vọng, Musashi không lập được thành tích nào mà còn bị đánh chìm thê thảm.

Musashi là tên thiết giáp hạm được Nhật Bản tự hào và đặt nhiều hy vọng trong Thế chiến 2. Chính quyền Tokyo tin rằng, thiết giáp hạm Musashi sẽ giúp Nhật Bản trong việc ngăn bước tiến của quân Đồng minh và giúp phe phát xít giành được nhiều thắng lợi trên biển.

Musashi là tên thiết giáp hạm được Nhật Bản tự hào và đặt nhiều hy vọng trong Thế chiến 2. Chính quyền Tokyo tin rằng, thiết giáp hạm Musashi sẽ giúp Nhật Bản trong việc ngăn bước tiến của quân Đồng minh và giúp phe phát xít giành được nhiều thắng lợi trên biển.

Sở dĩ thiết giáp hạm Musashi được Nhật Bản đánh giá cao là vì nó thuộc lớp Yamato. Lớp Yamato là những thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử.

Sở dĩ thiết giáp hạm Musashi được Nhật Bản đánh giá cao là vì nó thuộc lớp Yamato. Lớp Yamato là những thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử.

Được chế tạo ở các nhà máy bí mật từ tháng 3/1938 - 8/1942, Musashi có chiều dài 263m và lượng giãn nước toàn tải 71.000 tấn. Chỉ sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ mới phát triển và chế tạo các tàu sân bay có lượng giãn nước lớn hơn lớp Yamato của Nhật Bản.

Được chế tạo ở các nhà máy bí mật từ tháng 3/1938 - 8/1942, Musashi có chiều dài 263m và lượng giãn nước toàn tải 71.000 tấn. Chỉ sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ mới phát triển và chế tạo các tàu sân bay có lượng giãn nước lớn hơn lớp Yamato của Nhật Bản.

Không những vậy, thiết giáp hạm Musashi còn được trang bị hỏa lực mạnh với 9 pháo hạm cỡ nòng 460 mm đặt trên ba tháp pháo lớn. Đến năm 1944, Musashi được bổ sung thêm 6 pháo cỡ 155 mm, 24 pháo 127 mm và 130 pháo phòng không 25 mm. Với hỏa lực như vậy, thiết giáp hạm của Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiêu diệt được nhiều tàu chiến, máy bay của quân đồng minh.

Không những vậy, thiết giáp hạm Musashi còn được trang bị hỏa lực mạnh với 9 pháo hạm cỡ nòng 460 mm đặt trên ba tháp pháo lớn. Đến năm 1944, Musashi được bổ sung thêm 6 pháo cỡ 155 mm, 24 pháo 127 mm và 130 pháo phòng không 25 mm. Với hỏa lực như vậy, thiết giáp hạm của Nhật Bản được kỳ vọng sẽ tiêu diệt được nhiều tàu chiến, máy bay của quân đồng minh.

Thế nhưng, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 1/1943, thiết giáp hạm Musashi chủ yếu được dùng để chở quân và hàng hóa, quân nhu tiếp tế.

Thế nhưng, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 1/1943, thiết giáp hạm Musashi chủ yếu được dùng để chở quân và hàng hóa, quân nhu tiếp tế.

Đến tháng 9/1943, thiết giáp hạm Musashi rời căn cứ cùng với 3 tàu khác để đến đảo Eniwetok và Brown thuộc quần đảo Marshall. Mục đích là đối đầu với lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, khi đến nơi, lực lượng Nhật Bản không phát hiện kẻ địch nên quay về sau 1 tuần.

Đến tháng 9/1943, thiết giáp hạm Musashi rời căn cứ cùng với 3 tàu khác để đến đảo Eniwetok và Brown thuộc quần đảo Marshall. Mục đích là đối đầu với lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, khi đến nơi, lực lượng Nhật Bản không phát hiện kẻ địch nên quay về sau 1 tuần.

Vào tháng 10/1943, thiết giáp hạm Musashi được triển khai cùng nhiều tàu chiến khác để ngăn chặn và tiêu diệt tàu sân bay Mỹ tại đảo Wake. Lần này, Musashi cũng không sử dụng bất cứ vũ khí nào. Theo đó, kể từ khi đi vào hoạt động, thiết giáp hạm Musashi chưa từng có lần chiến đấu trọn vẹn nào.

Vào tháng 10/1943, thiết giáp hạm Musashi được triển khai cùng nhiều tàu chiến khác để ngăn chặn và tiêu diệt tàu sân bay Mỹ tại đảo Wake. Lần này, Musashi cũng không sử dụng bất cứ vũ khí nào. Theo đó, kể từ khi đi vào hoạt động, thiết giáp hạm Musashi chưa từng có lần chiến đấu trọn vẹn nào.

Không những vậy, đến tháng 3/1944, thiết giáp hạm Musashi vừa rời căn cứ chưa được bao xa thì bị tàu ngầm USS Tunny của Mỹ phục kích, tấn công bằng 6 ngư lôi. Kết quả là thiết giáp hạm của Nhật Bản trúng ngư lôi ở gần mũi tàu. Do bị nước biển tràn vào bên trong nên Musashi được hộ tống về cảng để sửa chữa.

Không những vậy, đến tháng 3/1944, thiết giáp hạm Musashi vừa rời căn cứ chưa được bao xa thì bị tàu ngầm USS Tunny của Mỹ phục kích, tấn công bằng 6 ngư lôi. Kết quả là thiết giáp hạm của Nhật Bản trúng ngư lôi ở gần mũi tàu. Do bị nước biển tràn vào bên trong nên Musashi được hộ tống về cảng để sửa chữa.

Tháng 10/1944, sau khi hoàn thành việc sửa chữa, Musashi được Nhật Bản triển khai cùng nhiều tàu khác tới Philippines để đối đầu với Hải quân Mỹ. Vào ngày 24/10/1944, Musashi đang hướng đến vùng biển Sibuyan thì bị lực lượng Mỹ phát hiện.

Tháng 10/1944, sau khi hoàn thành việc sửa chữa, Musashi được Nhật Bản triển khai cùng nhiều tàu khác tới Philippines để đối đầu với Hải quân Mỹ. Vào ngày 24/10/1944, Musashi đang hướng đến vùng biển Sibuyan thì bị lực lượng Mỹ phát hiện.

Theo đó, thiết giáp hạm của Nhật Bản trở thành mục tiêu bị tấn công của hơn 250 máy bay cất cánh từ 4 tàu sân bay Mỹ. Dù được trang bị hỏa lực mạnh nhưng thiết giáp hạm Musashi trúng 19 ngư lôi và 17 quả bom của Mỹ. Hậu quả là nó bị đánh chìm xuống biển Sibuyan. Hơn 1.000 thủy thủ Nhật Bản tử nạn trong tổng số 2.399 thành viên thủy thủ đoàn.

Theo đó, thiết giáp hạm của Nhật Bản trở thành mục tiêu bị tấn công của hơn 250 máy bay cất cánh từ 4 tàu sân bay Mỹ. Dù được trang bị hỏa lực mạnh nhưng thiết giáp hạm Musashi trúng 19 ngư lôi và 17 quả bom của Mỹ. Hậu quả là nó bị đánh chìm xuống biển Sibuyan. Hơn 1.000 thủy thủ Nhật Bản tử nạn trong tổng số 2.399 thành viên thủy thủ đoàn.

Mời độc giả xem video: Người Việt Nam tại Nhật Bản cổ vũ Olympic Tokyo 2020. Nguồn: VTV4.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-thiet-giap-ham-khung-cua-nhat-bi-danh-chim-trong-the-chien-2-1581500.html