Việt Nam xét nghiệm tìm virus corona bằng cách nào?
Bác sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tại khu vực phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện để tổ chức xét nghiệm các ca nghi ngờ.
Theo đó, về việc , bác sĩ Dương phân tích: "Mặc dù hiện nay chưa có mồi xét nghiệm chuẩn thức nhưng chúng tôi vẫn dùng một phương pháp xét nghiệm rất chuẩn xác, đó là xác định trình tự gen của virus sau đó so sánh với bản đồ gen đã công bố".
Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới WHO chưa công bố mẫu xét nghiệm chuẩn, mồi đặc hiệu để xét nghiệm chưa có, chưa được thẩm định về mặt kỹ thuật, về độ đặc hiệu, về độ nhạy, cho nên chưa thể gửi cho các quốc gia thành viên. Nếu có mồi đặc hiệu thì sẽ xét nghiệm nhanh hơn, chỉ trong vòng 12- 24 giờ sẽ có kết quả ngay. Nếu sử dụng các mồi khác chưa được chuẩn hóa, chưa được quốc tế công nhận thì không hiệu quả.
"Vì vậy hiện nay chúng tôi áp dụng phương pháp khác, đó là giải trình tự gen, mặc dù mất nhiều thời gian hơn, khoảng 3- 4 ngày, nhưng cũng rất chính xác, độ chính xác có thể lên đến 100%"- ông Dương khẳng định.
Tất cả những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh này bắt buộc phải cách ly ngay, để khoanh vùng nguồn lây. Bệnh nhân cũng buộc phải thông cảm vì để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Cho nên đã nghi ngờ sẽ "quây" lại ngay.
Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các tác nhân gây bệnh thông thường trước như cúm, sởi, virus đường hô hấp khác. Nếu dương tính với các tác nhân này thì rõ ràng là bị mắc bệnh khác, loại trừ nCoV. Đồng thời làm song song giải trình tự gen của nCoV.
Đối với trường hợp các tác nhân thông thường khác âm tính thì chúng ta phải chờ kết quả giải trình tự gen nCoV. Phân tích, so sánh với các bản đồ gen của Trung Quốc mới có thể đưa ra kết luận. Sau 10 ngày nữa khi WHO cung cấp mồi đặc hiệu được chuẩn hóa, được công nhận toàn cầu thì xét nghiệm sẽ nhanh hơn nhiều. Vì vậy, kết quả mới là kết quả ban đầu.
Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp do diễn biến rất phức tạp, nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành đề nghị chỉ đạo các cơ quan liên quan áp dụng tờ khai y tế đối với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV).
Bắt đầu từ ngày 25/1 (tức mùng 1 Tết), đối tượng phải khai báo y tế là hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc tại tất cả các cửa khẩu. Tờ khai báo y tế tại các cửa khẩu được cung cấp miễn phí.
Đối với các bệnh viện, để chủ động phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch trong bệnh viện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố, Thủ trưởng Y tế các ngành, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV ngay tại nơi đón tiếp.
Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế. Bố trí khu vực chờ, khu vực khám riêng cho người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV (có biển báo và chỉ dẫn rõ ràng). Khi phát hiện có người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV đủ tiêu chuẩn nhập viện, chuyển người bệnh vào nơi thu nhận người bệnh đúng quy định.
Tuân thủ phòng ngừa chuẩn (vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn; quản lý chất thải; vệ sinh bề mặt...) và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền (đường tiếp xúc, đường giọt bắn và đường không khí).
Tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang, vệ sinh hô hấp; khuyến khích tất cả người bệnh và người nhà mang khẩu trang khi đến khoa Khám bệnh (qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp bằng poster, tờ rơi...).
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn. Bảo đảm các phòng khám, phòng lưu người bệnh nhiễm nCoV được thông khí tốt.
Có biển cảnh báo tại khu vực cách ly. Hạn chế tối đa người ra vào khu vực cách ly. Tuân thủ phòng ngừa chuẩn. Áp dụng cách ly phòng ngừa theo cả 3 đường lây, đặc biệt lưu ý phòng ngừa cách ly lây truyền theo đường tiếp xúc và giọt bắn...
Có thể bố trí kíp nhân viên y tế riêng để điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV. Kíp nhân viên y tế này không tham gia điều trị, chăm sóc các người bệnh khác nhằm phòng ngừa lây nhiễm.
Hạn chế di chuyển người bệnh nhiễm hoặc ra khỏi khu vực cách ly. Nếu cần vận chuyển, bố trí đường vận chuyển riêng, ít người lưu thông. Người bệnh và người nhà mang khẩu trang y tế, đặc biệt khi vận chuyển người bệnh ra ngoài khu vực cách ly.