Vĩnh biệt Giáo sư Cao Huy Thuần, người nặng lòng với quê hương xứ sở

Giáo sư Cao Huy Thuần, người nặng lòng với quê hương Việt Nam và có nhiều tác phẩm giá trị về Phật pháp đã qua đời ở tuổi 88 để lại nhiều tiếc thương cho bạn bè, đồng nghiệp.

Theo thông tin từ phía gia đình, Giáo sư Cao Huy Thuần đã qua đời ở tuổi 88 vì tuổi cao sức yếu tại vào rạng sáng 7-7 (giờ Việt Nam) tại Pháp.

 Giáo sư Cao Huy Thuần (1937-2024). Ảnh: Tư liệu

Giáo sư Cao Huy Thuần (1937-2024). Ảnh: Tư liệu

Giáo sư Cao Huy Thuần sinh năm 1937 tại làng Thế Chí Đông, xã Điền Hải, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giáo sư Cao Huy Thuần sinh ra trong gia đình trí thức khi có cha là một nhà giáo gồm 5 người con. Ông là anh đầu và sau có 4 người em 2 trai 2 gái.

Hai người em gái đều sống ở nước ngoài, còn hai người em trai, một là ông Cao Huy Tấn, một giáo sư (theo cách gọi ngày xưa) chuyên về môn Hóa sống tại Sài Gòn và một người nữa là giáo sư Toán đang sống tại Huế - Cao Huy Hóa.

Giáo sư Cao Huy Thuần học đại học Luật Sài Gòn (1955-1960), dạy ở đại học Huế (1962-1964), xuất bản tờ báo Lập Trường (1964).

Đến đầu năm 1969, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris với Luận văn gây xôn xao Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam.

Sau đó, ông làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu về cộng đồng Châu Âu tại Đại học Picardie.

Trước khi nghỉ hưu, ông là giáo sư chính trị học tại Đại học Picardie, Pháp.

Với bạn đọc Việt Nam, ông được yêu mến với nhiều đầu sách, bài viết, thuyết trình mang bề sâu tư tưởng, văn hóa, trong đó nổi lên là sự thấm nhuần tư tưởng Phật giáo.

Là một kiều bào gắn bó với đất nước và quê hương, giáo sư Cao Huy Thuần từng thỉnh giảng tại học viện và các sự kiện văn hóa của Phật giáo cũng như sự kiện của Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.

Năm 2017, ông được Quỹ Phan Châu Trinh trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh, hạng mục giải Vì sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục "vì những đóng góp to lớn và sâu sắc cho sự nghiệp văn hóa và giáo dục Việt Nam".

Sau khi đất nước thống nhất, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, xã hội.

Năm 2017 ông được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục”.

Những năm cuối đời, ông gần như chỉ viết về các đề tài liên quan đến Phật giáo, nhuốm đậm màu sắc của triết lý đạo Phật với đời như Thượng đế, Thiên nhiên, Người, Tôi và Ta, Nắng và Hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Nhật ký sen trắng, Sợi tơ nhện, Đến với Phật cùng tôi, Người khuân đá, Sen thơm nắng hạ quê mình, Im lặng như lời chia tay

VĂN HÀ

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/vinh-biet-giao-su-cao-huy-thuan-nguoi-nang-long-voi-que-huong-xu-so-post799413.html